Những dáng ấm tử sa phổ biến được nhiều người chơi ấm lựa chọn

Ấm tử sa được chế tác với nhiều hình dáng, mẫu mã, họa tiết độc đáo khác nhau. Chắc chắn các bác ít nhiều cũng đã thấy và biết được một số dáng ấm tử sa. Nhưng nó còn rất nhiều các kiểu dáng khác mới lạ mà bạn chưa biết được tên gọi của chúng. Hôm nay Trà Cụ Thiện Tâm sẽ với các bạn về một số dáng ấm tử sa phổ biến được nhiều người chơi ấm lựa chọn.

Dáng ấm tử sa phổ biến

1. Dáng Ấm tây thi

Ban đầu nó có tên là “ tây thi nhũ” vì dáng ấm như bầu ngực của nàng Tây Thi đầy sức hấp dẫn và lôi cuốn. Thân ấm tròn đầy tựa như vóc dáng mỹ nữ tây thi xinh đẹp tuyệt trần, đường nét ngắn nhỏ mà không thô, quai ấm cong mềm mại, hình dạng tai ngược, núm nắp ấm tròn trịa tựa “nhũ hoa”. Vòi ấm ngắn khi rót trà, tuôn dòng sữa trong lành, suôn dòng đẹp mắt.

Ấm biển tây thi hắc chu sa

2. Dáng Ấm thạch biều

Thạch biều từ xưa được gọi là “thạch điều“. Điều có nghĩa là cái siêu, một loại dụng cụ có tay cầm, có vòi để đun nước pha trà. Ấm thạch điều được lưu truyền và sử dụng trong thời gian khá dài. Phải đến thời Trần Mạn Sinh và Lưu Bành thì ấm này mới có những thay đổi lớn, và nó còn được gọi với một cái tên là: “Ấm Mạn Sinh Thạch Điều“. Những điểm độc đáo của ấm thạch điều nằm ở cấu trúc trên nhỏ dưới to, trọng tâm rủ xuống, sử dụng an toàn ổn định, miệng ấm ngắn hình thẳng mà có lực, nước rót có cảm giác trơn tru mượt mà, thân ấm hình kim tự tháp, quay ấm giống hình tam giác, khiến người ta ngắm nhìn say mê.

Dáng ấm Thạch Biều Huyết Long

Nhưng vì sao thạch điều lại được đổi tên là thạch biều? Cái gì cũng có nguồn gốc của nó, việc đổi tên ấm thành thạch biều bắt nguồn từ thời Cố Cảnh Chu, ông đã trích dẫn văn cổ “nhược thủy tam thiên, duy ẩm nhất biều” (nước chảy ba ngàn năm, không bằng thưởng thức 1 ấm). Tình yêu nam nữ là bao la như tam thiên nhưng uống trà chỉ có Thạch biều là lựa chọn tốt nhất. Từ đó ấm có tên gọi là thạch biều.

3. Dáng Ấm Tiêu Anh

Ấm tiêu anh là 1 trong số những dáng ấm kinh điển của ấm tử sa, lưu truyền rộng rãi, với độ trương lực tuyệt vời, nên đều được mọi người yêu thích.

Dáng ấm tử sa Tiêu Anh

Nhìn bề ngoài bạn cũng có thể cảm thấy vẻ bình thản, vô cùng lý thú, do hình thể ấm duyên dáng, kết cấu tỉ mỉ đến từng đường nét, chi tiết được xử lý chừng mực, sắp xếp thỏa đáng, nghe nói tạo hình của ấm tiếu anh được bắt nguồn từ điển tích lịch sử “anh trữ nhất tiếu thiên sầu giải”

4. Dáng Ấm phỏng cổ

Ấm phỏng cổ được thịnh hành từ thời nhà thanh, với ý nghĩa ban đầu là mô phỏng thân ấm theo hình cái trống. Sau đó người ta phỏng theo mà làm thành hình ấm này từ đó hình thành lên ấm phỏng cổ này.

Dáng ấm tử sa phổ biến

Ấm được tạo hình bụng trống, cổ cao, lớp bọc ngoài trơn tuột, nắp ấm và đường viền mép ấm ăn khớp nghiêm mật với nhau. Hình thành đường nét tròn đầy đặn, biên núm đanh thép, đầy sức sống. Dáng ấm thăng bằng , các đường cong vô cùng tự nhiên.

5. Dáng Ấm dung thiên

Ấm dung thiên được chế tác tựa như chiếc bụng to của la hán trong phật giáo. Tên vốn có ban đầu của nó là “đỗ đại năng dung thiên hạ sự”( bụng to chứa đựng hết chuyện trong thiên hạ). Do đại sư Lữ Nghiêu Thần – 1 bậc thầy mỹ thuật công nghệ trung quốc sáng tạo lên.

Ấm dung thiên đại hồng bào

Lúc đầu ấm có hình dạng hơi nghiêng, thấp, sau này có cao hơn 1 chút, để thể hiện cấu tứ của ấm này là rất khó, cần người chế tác ấm dùng tâm để thể hiện và lĩnh hội nó. Trên thân ấm tràn đầy âm vị cấu tứ lại thêm gầy, ấm hơi ngắn, nắp ấm hơi cao hình dạng bán cầu, như phân chia cho nhau sự chất phác, tươi mới, rót nước cũng mang lại cảm giác tốt, khi dùng thực sự tiện lợi lại thoải mái.

6. Dáng Ấm đức chung

Ấm đức chung có hình dáng kiểu chuông, được chế tác thủ công với hình dáng trang nghiêm tỉ lệ ổn định và cấu trúc cân đối, phong cách thoải mái đơn giản và mộc mạc. Ấm Đức Chung là một tác phẩm mang tính đại diện nhất cho sự hưng thịnh của ấm tử sa.

Ấm Đức Chung Đoàn Sa

Hình dáng ấm tượng trưng cho nhân tài hữu dụng, dáng ấm đoan trang ổn định, tỷ lệ cân đối, kết cấu chặt chẽ, màu sắc tím nhuận, màu sắc được liệt vào loại thiên thanh nê tuyệt tích. Trình độ của thợ thủ công mỹ nghệ thể hiện đạt đến trình độ đỉnh cao của nghệ thuật cơ sở truyền thống. Tổng thể thân ấm cho cảm giác tuyệt đỉnh, sờ miết cảm thấy thoải mái dễ chịu, tạo hình cổ phác chân phương mà mộc mạc, loại bỏ những chi tiết cung đình rườm rà.

7. Dáng Ấm văn đán

Ấm Văn Đán được sáng tác vào cuối đời Minh đầu đời Thanh,có hình dáng gần giống ấm “Tây Thi” và ấm “Quý Phi”.(hai kiểu ấm này được sáng tác sau này, vào khoảng giữa đời Thanh, hình dáng lung linh, tròn trịa, đẫy đà, nguy nga thanh tú). Còn ấm văn đán có dáng vẻ cổ điển mộc mạc, đó cũng chính là đặc điểm nghệ thuật rất được chú trọng và sử dụng lúc đương thời. Văn Đán được giải theo nghĩa: “văn” chỉ sự dịu dàng nho nhã, ngoại hình thư thái ung dung.”Đán” là chỉ nữ diễn viên trong hài kịch bấy giờ. Ấm Văn đán được xem là danh ấm và có bài thơ tụng rằng:

“Hà tất Phượng Hoàng khuếch ngự danh.

Hoản nữ từ tiền lạc nhật trần.

Tùng Trúc Mai dĩ khai tam kính.

Hoa lạc điểu đề thủy tự lưu.”

Ấm văn đán đại hồng bào

Cũng có sử ký ghi lại rằng, Văn đán là tên một loại quả, như quả bưởi ngày nay, nó được mô phỏng theo sinh thái thời bấy giờ. Dáng Ấm Tử Sa được mô phỏng theo sinh thái phải thể hiện được cái nữ tính thời cổ, phải dịu dàng, nho nhã, mỹ lệ. Hiện nay, hình dáng ấm Văn đán, ấm Tây Thi hay quý phi đã được biến hóa rất đa dạng, nó phụ thuộc vào từng phong cách của người nghệ nhân mà cho ra những dáng ấm cải tiến khác nhau, có cao, thấp, phì ốm, muôn màu muôn vẻ. Khiến việc gọi tên rất dễ gây nhầm lẫn. Tuy vậy chúng vẫn còn giữ được hình thể nguyên thủy của ấm Văn Đán.

8. Dáng Ấm mỹ nhân kiên

Ấm tử sa Mỹ Nhân Kiên hệt như vẻ đáng yêu đoan trang của phụ nữ cổ đại, dáng vẻ thanh lịch, quý phái rất mê hoặc. Tổng thể của ấm mềm mại uyển chuyển điểm nhấn là phần tiếp giáp giữa nắp ấm và thân ấm không có gờ, khi vuốt từ nắp ấm xuống thân ấm phải cảm thấy sự liền mạch không bị gợn như được tạo thành từ một khối.

Ấm Mỹ Nhân Kiên Đại Hồng Bào

Đây cũng là phần khó nhất trong việc chế tạo ấm mỹ nhân kiên toàn thủ công. Dáng ấm tựa như vẻ đẹp toát lên các đường nét đẫy đà cùng bờ vai của mỹ nhân xưa, tạo ra dáng ấm động lòng người. Từ việc rất khó khi chế tác ấm ra thì việc áp dụng thủ công để tạo các đường nét ấm lại càng khó hơn, nhất là độ nhạy cảm trong việc tạo hình cho nắp và thân ấm.

9. Dáng Ấm long đán

Long đán có nghĩa là Trứng rồng, đúng như tên gọi thân ấm có hình dáng giống như quả trứng, ngoài ra đặc điểm nỗi bật khác là có phần vòi ngắn rót thẳng quai ấm ngược rất giống với ấm dáng tây thi. Đây là một trong những dáng ấm tử sa kinh điển được nhiều người chơi ấm yêu thích.

Ấm Long Đán Mai Hoa Đại Hồng Bào

Về tên gọi Ấm Long Đán, nó khời nguồn từ cách tạo hình của ấm, dựa vào dáng hình quả trứng, trong thi kinh “Tì hưu xuất thế” có ghi chép: Tì Hưu là thái tử của rồng, từ trong trứng rồng đập vỡ đi ra, còn trong dân gian Tì Hưu còn có ý nghĩa phong thủy, “Nhà có Tì Hưu vạn sự đều tốt” là hàm ý trong đó, còn trong văn hóa đông phương thì rồng là cao nhất trong các hình ảnh về cát tường, dựa vào trứng rồng để đặt tên gọi cho dáng ấm là cách gọi cho sự viên mãn và cát tường .

10. Dáng Ấm cung xuân

Trong lịch sử phát triển của ấm Tử Sa Trung Quốc, hình dáng của ấm Cung Xuân đã đạt được vị trí vô cùng quan trọng, nó đạt tới sự thuần thục trong tạo hình đồng thời nó cũng là sự khởi nguồn của những đỉnh cao sau này. Nó đã trở thành biểu tượng của ấm Tử Sa Trung Quốc, và là chiếc ấm góp phần tạo nên lịch sử của nghề thủ công mỹ nghệ ấm Tử Sa. Ấm Cung Xuân là do một nghệ nhân có tên là Cung Xuân ở thời nhà Minh khoảng giữa niên hiệu Chính Đức và Gia Tĩnh.

Ấm cung xuân được mô phỏng theo quả của cây Ngân Hạnh bi sâu đục

Ấm Cung Xuân lúc đầu có tên gọi là ấm “Thụ Anh”. Sau này để tưởng nhớ người làm ra chiếc ấm này nên lấy tên là ấm “Cung Xuân”, chiếc ấm này được nghệ nhân Cung Xuân phỏng theo quả của cây Ngân Hạnh bi sâu đục, cái cây này bên cạnh chùa Kim Sa. Sau khi nung xong chiếc ấm này thì nó có được phong cách cổ xưa rất đáng yêu. Về sau những loại ấm tử sa mô phỏng theo những hình thù ở trong tự nhiên đều trở nên nổi danh thiên hạ.

11. Ấm tứ phương

Dáng ấm Tứ Phương là một trong những dáng ấm có nhiều biến thể, nhưng phiên bản chuẩn nhất có dáng như 2 hình kim tự tháp úp phần dưới lại với nhau tạo thành đường sống thẳng ở giữa.

Ấm Lăng Hình Tứ Phương của nghệ nhân Vương Phương

Tất cả các mặt của kim tự tháp đều rất phẳng tạo khoảng trống sáng tác cho rất nhiều thư pháp gia và họa sĩ.Tổng thể ấm có đến 8 mặt chia trên dưới và bốn phía. Thân ấm là vậy nhưng vòi, núm, quai ấm lại có hình cung vừa mạnh mẽ vừa uyển chuyển.

[msg type=default]

Trà Cụ Thiện Tâm

Số nhà 36, Ngõ 41 Thái Hà – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 090-456-4949

Giao hàng toàn quốc, bảo hành đổ vỡ khi giao

[/msg]