Nghe nói tử sa nguyên khoáng bị “nghiêm cấm khai thác” rồi, vậy thì liệu chúng có còn hay không? Từ tháng 4 năm 2005 tại Nghi Hưng đã tạm thời ban bố chính sách tạm thời đóng băng khai thác tử sa nguyên khoáng trong 3 năm, bất kỳ ai cũng không được tùy tiện khai thác hay đào bới. Sau khi chính sách nghiêm cấm khai thác tử sa đạt 3 năm , chính phủ có kế hoạch, có phương án khai thác khoa học nhất.
- Ấm tử sa
Mục lục:
Tình hình khai thác tử sa nguyên khoáng thời kỳ Minh – Thanh
Trung quốc có câu “1 khối đất nuôi dưỡng 1 đời người”, những nghệ nhân hay người dân làm gốm tại Đinh Thục Trấn có may mắn được sống trên vùng đất núi hoàng long được thiên nhiên ưu đãi cùng với Thanh Long Sơn nơi cất giữ quặng mỏ đất sét, cũng là Tử Sa Nê hiếm thấy tại Trung Quốc và cả trên thế giới, còn nổi danh với tên gọi “Đất Không Sắc”, hay “Phú Quý Thổ”.
Theo tư liệu chứng minh , mỏ đất sét tại Nghi Hưng có thể đạt lượng khai thác lên đến 1000 triệu tấn trở lên, nhưng Tử Sa Nê (bao gồm Tử Nê, Hồng Nê, Bổn Sơn Lục Nê) chỉ chiếm khoảng 3 % trong số đó!. Tử Sa nguyên khoáng từ thời Minh – Thanh cho đến sau thời giải phóng mới được khai thác ở lượng nhỏ mà thôi, người làm ấm cần làm ấm thì ước lượng mà đi lấy 1 chút đủ làm, tức là dựa theo ấm cần làm mà lấy nguyên liệu. Đến năm 1955 thì chính phủ mới thành lập công ty khai thác khoáng sản, thực hiện thống nhất khai thác nguồn đất sét này.
- Đồ chơi trà
Đất tử sa nguyên khoáng từ thời Minh, Thanh được khai thác rất ít
Năm 1956 tổng sản lượng khai thác chỉ có 18 tấn, cho đến năm 1959 do có những cải tiến trong kỹ thuật khai thác mà lượng khai thác được tăng lên đáng kể, tăng lên gấp mười mấy lần. Năm 1966 công ty gốm sứ nghi hưng thành lập công xưởng nguyên liệu,toàn diện tập trung khai thác, toàn bộ nguyên liệu cung cấp cho các nhà làm ấm tại khu vực Đinh Thục đều do công xưởng nguyên liệu này phụ trách kế hoạch. Cho đến giữa và sau những năm 90, do những đồ dùng hàng ngày đều bị những vật dụng chế tạo bằng các ngành công nghiệp khác thay thế, mà càng ngày lại càng mạnh, do vậy mà công xưởng nguyên liệu này đóng cửa tạm ngừng mọi hoạt động khai thác. Nhưng chỉ còn duy nhất tử sa là siêu phàm suất chúng.
Tại sao lại xuất hiện việc “nghiêm cấm khai thác tử sa nguyên khoáng” ?
Tử Sa bắt đầu từ giữa những năm 80 ,bắt đầu từ khu hương cảng đã bắt đầu được chào đón nhiệt liệt, từ đó mà dấy lên những cơn khát hàng mạnh mẽ, đến nay thì như đã phủ sóng toàn cầu. Tử Sa ban đầu chỉ có vài trăm công ty kinh doanh nay phát triển lên đến mấy nghìn , tử sa bắt đầu trở thành nguồn kinh doanh chủ lực chính tại khu vực đinh thục.
“Hộ hộ luyện nê, nhà nhà chế ấm”, khiến cho Tử Sa nguyên khoáng núi Hoàng Long bị lạm dụng khai thác quá đà, thiếu hụt biện pháp nghiên cứu quản lý,tạo thành sự lãng phí tài nguyên vô cùng nghiêm trọng, nhất là nhận thầu khai thác không quan tâm mạch núi làm ảnh hưởng đến tính hợp lý khi khai thác tạo thành diện mạo bị tàn phá tại núi hoàng long vô cùng nghiêm trọng, chỉ vì cái lợi trước mắt mà lấy “bát cơm của con cháu sau này” đem cùng 1 lúc nhét cả vào đầy miệng. Do vậy chính phủ nghi hưng áp dụng chính sách bảo hộ, vào năm 2004 ban bố “dự thảo nghị quyết về việc tăng cường bảo hộ khai thác Tử Sa nguyên khoáng nghi hưng”. tháng 4 năm 2005 công khai hoạt động “lệnh cấm khai thác”.
Đất tử sa nguyên khoáng bị cẩm khai thác để có kế hoạc khai thác bài bản, khoa học
Từ tháng 4 năm 2005 chính phủ đinh thục trấn tạm thời ban bố chính sách tạm thời đóng băng khai thác Tử Sa nguyên khoáng trong 3 năm, bất kỳ ai cũng không được tùy tiện khai thác hay đào bới. Sau khi chính sách nghiêm cấm khai thác tử sa đạt 3 năm , chính phủ có kế hoạch, có phương án khai thác khoa học nhất. Đồng thời vì tăng cường bảo vệ việc khai thác tử sa nguyên khoáng, chính phủ nghi hưng còn nhận định rằng nguồn tài nguyên đất sét tử sa tại núi hoàng long là khu vực trọng yếu cần bảo hộ, thành lập “Công Viên Di Chỉ Công Nghiệp Hậu Đinh Thục”.
Đài truyền hình TW Trung Quốc cho phát tiết mục truyền bá “Chân Tướng Tử Sa”.
Sau 3 năm khi mà Tử Sa bị nghiêm cấm khai thác thì chính phủ có kế hoạch phương án khai thác khoa học. Trước đó rất nhiều người bàn luận về tử sa đều mang trong mình tâm thái hoài nghi , nỗi hoài nghi rằng tử sa nguyên khoáng rốt cục có còn hay không?, truyền thông không phải đã đưa tin rằng quặng mỏ đã khô kiệt rồi hay sao?
Tháng 4 năm 2005 chính phủ nhân dân Nghi Hưng vì để nghiêm cấm hiện tượng khai thác vô tội vạ tử sa nguyên khoáng mà cho ban bố “lệnh” nghiêm cấm khai thác. tháng 5 năm 2010 chuyên mục “báo cáo chất lượng mỗi tuần” của đài truyền hình TW cho phát chương trình “chân tướng tử sa”,trong chương trình có nói đến lý do rằng tử sa nguyên khoáng đã bị nghiêm cấm khai thác, 1 số công xưởng bắt đầu làm ăn chà trộn, sử dụng 1 số nguyên liệu đất sét phổ thông kết hợp thêm hóa chất công nghiệp để điều chế thành nguyên liệu nguyên khoáng tử sa chính gốc.
Nguồn đất tử sa nguyên khoáng còn rất nhiều
Rồi dùng những nguyên liệu này làm thành ấm giả, ấm giả này chứa rất nhiều chất độc hại đối với cơ thể người. Truyền thông đưa tin nhất thời khi ấy làm cho bao người biến sắc, do từu nguồn tin này mà có thể đưa ra quan điểm và kết luận rằng: nghi hưng đã không còn tử sa nguyên khoáng nữa rồi, ấm mua bây giờ đều là ấm hóa chất công nghiệp cả. Quan điểm này dần thấm sâu vào suy nghĩ của mọi người khiến cho phần đông người dân không thể tin nổi. Kỳ thực đây là kết luận có phần phiến diện quá mức .
Tử sa nguyên khoáng nghi hưng không có chuyện khô kiệt quặng mỏ.
Trước tiên cần nói đến “nghiêm cấm khai thác” nguồn nguyên liệu quặng mỏ núi hoàng long là sự khai thác có kế hoạch, có phương án, có tính khoa học của chính phủ.
Thứ 2 phải nói đến vị trí địa lý, nghi hưng thuộc vùng đồi núi, vùng núi phía nam nghi hưng thuộc dư mạch dãy thiên mục sơn , trong lòng địa chất nghi hưng lại có 3 đường núi non là chủ yếu tức mạch núi đồng quan sơn, long trì và thái hoa. Nguồn nguyên liệu gốm sứ chủ yếu phân bố tai bên trong núi , ven hồ đinh thục trấn , phục đông , xuyên phụ cũng tồn tại những mỏ tử sa nguyên khoáng lượng lớn.
Tử Sa nguyên khoáng có thể dùng đến 200 năm nữa
Phần quặng mỏ nguyên khoáng từ nam sơn kéo dài đến giáp ranh phụ tử lĩnh trường hưng chiết giang , từ góc độ địa chất mà nói thì núi hoàng long chỉ là 1 phần đại diện quặng mỏ của mạch khoáng chất trong hệ thống mạch khoáng chất thiên mục sơn từ sớm được phát hiện và được khai phá sớm nhất mà thôi. Cho nên ở cùng 1 mạch khoáng xuất hiện nhiều chủng loại tử sa nguyên khoáng cũng là điều tất nhiên, vốn dĩ tử sa chưa hề tồn tại khái niệm khô kiệt tài nguyên , ý nói là như vậy .
Cuối cùng vẫn là chia sẻ rõ cho mọi người cùng biết , tử sa nguyên khoáng không hề bị kiệt quệ tài nguyên như lời đồn , trong mấy chục năm tới đây hay thậm chí là trong vòng 200 năm tới cũng đủ dùng!