Từ trước đến nay một số ấm kinh điển truyền thống thì đều dùng những cái tên khá là cổ xưa, nếu như tạo hình ấm là tự mình sáng tạo thì nghệ nhân có thể tự mình đặt cho nó một cái tên kiêu kì phù hợp với chất tử sa hay hình dáng của nó, đây chính là một chuyện cũng khá tốn tâm tư bởi đối với 1 tác phẩm nghệ thuật việc luận ý nghĩa của một chiếc ấm cũng khiến tác giả trầm ngâm suy nghĩ, cân đo kỹ càng, tất nhiên cũng không nhất định hài lòng hẳn ,có thể thấy việc đặt tên cho ấm tử sa cũng là môn học cao thâm,thông qua cách đặt tên cho ấm từ đời xưa đến nay dưới đây chúng tôi xin tổng kết lại 1 só phương pháp đặt tên cho ấm như sau:
Mục lục:
Đặt tên ấm tử sa theo nghĩa bóng
Dựa theo mô phỏng về hình dáng hình tượng của vật , lại thêm ý nghĩa trừu tương , nghĩa bóng mà luận thành tên .loại tên như thế này vô cùng giàu tính triết lý , có mùi vị văn chương, có thể làm cho con người ta suy nghĩ sâu xa. Như ấm tư nguyên , vốn dĩ ban đầu có hình tượng giống như ấm tỉnh lan hình như chiếc giếng cổ xưa, nhưng từ nghĩa suy rộng ra là uống nước nhớ nguồn mà được gọi là ấm “tư nguyên” ;
Đặt tên ấm tử sa theo hình tượng
Phương pháp này dựa thèo hình dáng ấm mà đặt tên được coi là phương pháp dung dị dễ hiểu, hình tượng trực quan, đọc tên là biết ấm, là phương pháp thường thấy. Ví dụ như ấm trong “xuyết cầu”, do ấm hình như 2 bán cầu tròn đối lại mà thành tên, hoặc như “tứ phương” , “bát phương”, “chuyên phương”, “thăng phương” đều là miêu tả hình tượng bên ngoài mà thành . phương pháp đặt tên này thích hợp cho ấm có hình dáng hoa lá hay gân hay hình dạng kỳ thú. Như tăng mạo, hợp mai, nam qua, bát quái long đầu nhất khổn trúc, ngư hóa long dĩ cập ngọc lan lục biện, cúc hoa bát biện đẳng; thậm chí hoàn khả dĩ gia thượng cao ải, đại tiểu nhi gia dĩ khu phân, như cao tăng mạo, đại hợp mai…; thậm chí những ấm như tần quyền , tỉnh lan , trụ sở , trúc giản trà cụ, bác lãng trùy…phương pháp đặt tên này có điểm lợi là biết tên biết ấm, dễ hình dung ỹ nghĩa, , đại đa số người dùng ưa thích.
Đặt tên ấm theo điển tích
Đây là phương pháp dựa vào 1 số điển tích hay câu chuyện cổ để làm tên, ví dụ như tác phẩm truyền thống “đông pha đề lương hồ”,hoặc xưng “tô đề”, tương truyền rằng do đại văn nhân Tô Đông Pha thiết kế lên, tô đông pha chọn chỗ ở nguồn khí dương , (triết học cổ đại Trung Quốc cho rằng mọi vật tồn tại trong vũ trụ đều có hai mặt đối lập nhau, đó là âm và dương), mà ông lại hay uống trà, có giai thoại lưu truyền lại rằng “Tùng phong trúc lô, đề hồ tương hô”, người xưa thấy vậy mà gán ghép thành “đông pha đề lương hồ” . …
Đặt tên ấm theo nhân cách hóa
Nghĩ rằng ấm cũng có vận mệnh y như con người mà đặt tên , vận dụng phương pháp được mô phỏng từ ô lan điền (huyền bảo) người nhật bản , ông ta lấy tên của tất cả các vị trong “minh hồ đồ luc”, khi sưu tập 32 ấm thì lấy tên từng vị đặt cho ấm ,ví dụ như “Lương viên di lão” , “Tiêu sơn thị ẩn” , “Độc nhạc viên đinh” , “Ngọa long tiên sinh” , “Lăng ba tiên tử” , “Dục hậu phi tử” , “Thiết thạch trượng phu” , “Phong lưu tể tương” . . . . . . còn có 1 đôi ấm, ông ta còn phân biệt là”Ngư đồng” , “Tiều thanh” . Bất luận là như trên, những chiếc ấm này hoàn toàn hữu tính, danh, tên, như”Phương sơn dật sĩ” tính”Khu” , danh”Đoan” , tự”Nguyên chính” ;”Hồng nhan thiểu niên” tính”Ân” danh”Nghiên” , tự”Thiến hề” ….
Kì thật”Phương sơn dật sĩ” chính là “Chuyên phương hồ” ;”Ngọa long tiên sinh” chính là “Nhược lạp hồ” của trần mạn sinh, “Lăng ba tiên tử” chính là “Thủy tiên lục biện” , “Hồng nhan thiểu niên” chính là “Chu nê hồ” . . . . . . , phương pháp đặt tên này vô cùng lý thú . Tại những tác phẩm truyện thống, sử dụng phương pháp nhân cách hóa còn có các ấm như: “Thọ tinh hồ” , “Tiếu anh hồ” , “Tam hữu hồ” , “Tây thi hồ” ….
Đặt tên ấm theo hình thức trang trí bên ngoài
Đây là phương pháp dựa vào trang trí bên ngoài mà đặt tên, các tác phẩm phải kể đến như “Bát quái thải hội đại hồ” , “Khai quang thải hội tử sa phương hồ” , “Tứ phương thải hội hồ” …, vừa chỉ ra điểm hình trên ấm ( đại hồ, phương hồ, tứ phương ), mà lại còn mô tả được đặc điểm trang trí—— hội họa : như “Tích sắc phương sở hồ” , “Bao tích tráo hồ” , tượng”Hồng mộc tương khảm ngự bao hồ” , “Thiếp hoa tứ phương khai quang hồ” , “Nê hội thúc yêu viên hồ” , “Giảo nê trung hồ” , “Hồng mộc tương khảm” , “Thiếp hoa” , “Nê hội” , “Giảo nê” kết hợp thêm thủ pháp trang sức..
Đương nhiên, phương pháp đặt tên ấm cũng còn rất nhiều, như dùng chính tên họ của người làm để đặt tên chẳng hạn , ví như : “Cung xuân hồ” , “Đại bân hồ” , “Mạnh thần quán” , “Minh viễn điệp” ..
Tổng kết lại rằng những phương pháp đặt tên kể trên chỉ là 1 trong những phương pháp được phổ rộng hơn mà thôi,bất luận dùng phương pháp nào thì cũng có cùng mục đích là đặt 1 cái tên thật hay cho tác phẩm mà mình làm ra mà thôi. Tùy thuộc vào khả năng nhận thức văn hóa hay tay nghề , tên ấm cũng vì thế mà có đẳng cấp khác nhau. Nếu như có thể đặt 1 cái tên ấm mà trong đó bao gồm đủ cả hình thái và ý tên gộp vào làm 1 , thì đây có thể coi là cả thế giới ngũ quan đã thu gọn vào chiếc ấm ấy.
Thích Uống Trà