Tổng hợp tất cả những dáng ấm tử sa

Tổng hợp tất cả những dáng ấm tử sa

Bài trước chúng tôi đã chia sẻ với các bạn những dáng ấm tử sa phổ biến nhất hiện nay được người dùng yêu thích. Nhưng nếu là một người chơi và sưu tầm ấm tử sa thì chắc chắc bạn nên biết được thêm những dáng ấm độc đáo này nữa biết đâu bạn lại thích thú và cho vào bộ sưu tầm của mình ý chứ. Trà Cụ Thiện Tâm sẽ tổng hợp tất cả những dáng ấm tử sa từ xưa đến nay.

1. Ấm tây thi một trong những dáng ấm tử sa phổ biến hiện nay

Ban đầu nó có tên là “ tây thi nhũ” vì dáng ấm như bầu ngực của nàng Tây Thi đầy sức hấp dẫn và lôi cuốn. Thân ấm tròn đầy tựa như vóc dáng mỹ nữ tây thi xinh đẹp tuyệt trần, đường nét ngắn nhỏ mà không thô, quai ấm cong mềm mại, hình dạng tai ngược, núm nắp ấm tròn trịa tựa “nhũ hoa”. Vòi ấm ngắn khi rót trà, tuôn dòng sữa trong lành, suôn dòng đẹp mắt.

2. Ấm xuyết cầu (Chuyết cầu)

Ấm xuyết cầu là loại ấm có hình tròn truyền thống kinh điển. Nó được tạo hình tổ hợp của các dạng hình tròn như núm ấm, nắp ấm, thân ấm lần lượt từ nhỏ đến lớn

  • Ấm tử sa

Xuyết ý là rơi xuống còn xuyết cầu –> quả cầu rơi xuống. Xuyết chỉ là sự bắt đầu to lớn, ấm xuyết cầu là loại ấm có hình tròn truyền thống kinh điển, và cũng là 1 trong những đại biểu cho loại ấm tử sa ưu tú, tạo hình cơ bản của nó là tổ hợp thành hình của dạng tròn như núm ấm, nắp ấm, thân ấm, từ tiểu đến đại đều sắp xếp lần lượt. Bụng ấm tựa hình cầu lớn, nắp ấm là hình cầu nhỏ, giống như hình cầu nhỏ ở trên hình cầu lớn, tên gọi xuyết cầu từ đó mà thành

3. Ấm thạch biều

Thạch biều từ xưa được gọi là “thạch điều”. Điều có nghĩa là cái siêu, một loại dụng cụ có tay cầm, có vòi để đung nước pha trà. Ấm thạch điều được lưu truyền và sử dụng trong thời gian khá dài. Phải đến thời Trần Mạn Sinh và Lưu Bành năm xưa thì ấm này mới có những thay đổi lớn, và nó còn được gọi với một cái tên là: “Ấm Mạn Sinh Thạch Điều”.

Những điểm độc đáo của ấm thạch điều nằm ở cấu trúc trên nhỏ dưới to, trọng tâm rủ xuống, sử dụng an toàn ổn định, miệng ấm ngắn hình thẳng mà có lực, nước rót có cảm giác trơn tru mượt mà, thân ấm hình kim tự tháp, khiến người ta ngắm nhìn say mê. Nhưng vì sao thạch điều lại được đổi tên là thạch biều? Cái gì cũng có nguồn gốc của nó, việc đổi tên ấm thành thạch biều bắt nguồn từ thời Cố Cảnh Chu, ông đã trích dẫn văn cổ “nhược thủy tam thiên, duy ẩm nhất biều” (nước chảy ba ngàn năm, không bằng thưởng thức 1 ấm), tình yêu nam nữ là bao la như tam thiên nhưng uống trà chỉ có Thạch biều là lựa chọn tốt nhất. Từ đó ấm có tên gọi là thạch biều.

  • Cách chọn ấm tử sa nghi hưng

4. Phan Hồ

Theo “dương tiện sa hồ đồ thảo” ghi lại thì Phan Đức Thành tự đức sa, ngụ tại Quảng Đông, vốn dòng họ Phan Hồ luôn yêu thích trà, lại ở Nghi Hưng chuyên đặt chế ấm trà, 1 mặt là sử dụng, 1 mặt là để  tặng khách quý. Ấm mà Phan Hồ chuyên đặt có hình dạng cố định, thường in khắc trên mặt bìa, đáy âm nhìn rời mà không rơi, đều dùng ấn khoản in chữ nổi lên “ phan” .

5. Ấm phỏng cổ

Ấm phỏng cổ được thịnh hành từ thời nhà thanh, với ý nghĩa ban đầu là mô phỏng thân ấm theo hình cái trống. Sau đó người ta phỏng theo mà làm thành hình ấm này từ đó hình thành lên ấm phỏng cổ này. Ấm được tạo hình bụng trống, cổ cao, lớp bọc ngoài trơn tuột, nắp ấm và đường viền mép ấm ăn khớp nghiêm mật với nhau. Hình thành đường nét tròn đầy đặn, biên núm đanh thép, đầy sức sống. Dáng ấm thăng bằng, các đường cong vô cùng tự nhiên.

6. Ấm đức chung

Ấm đức chung có hình dáng kiểu chuông, được chế tác thủ công với hình dáng trang nghiêm tỉ lệ ổn định và cấu trúc cân đối, phong cách thoải mái đơn giản và mộc mạc. Ấm Đức Chung là một tác phẩm mang tính đại diện nhất cho sự hưng thịnh của ấm tử sa. Hình ảnh tượng trưng cho nhân tài hữu dụng, dáng ấm đoan trang ổn định, tỷ lệ cân đối, kết cấu chặt chẽ, màu sắc tím nhuận, màu sắc được liệt vào loại thiên thanh nê tuyệt tích.

Trình độ của thợ thủ công mỹ nghệ thể hiện đạt đến trình độ đỉnh cao của nghệ thuật cơ sở truyền thống. Tổng thể thân ấm cho cảm giác tuyệt đỉnh, sờ miết cảm thấy thoải mái dễ chịu, tạo hình cổ phác chân phương mà mộc mạc, loại bỏ những chi tiết cung đình rườm rà

  • Cách dưỡng ấm tử sa sáng bóng

7. Ấm dung thiên

Ấm được làm dựa trên phật giáo tựa như chiếc bụng to của la hán, lấy tên vốn có ban đầu là “đỗ đại năng dung thiên hạ sự”( bụng to chứa đựng hết chuyện trong thiên hạ). Do đại sư Lữ Nghiêu Thần – 1 bậc thầy mỹ thuật công nghệ trung quốc sáng tạo lên.

Lúc đầu ấm có hình dạng hơi nghiêng, thấp, sau này có cao hơn 1 chút, để thể hiện cấu tứ của ấm này là rất khó, cần người chế tác ấm dùng tâm để thể hiện và lĩnh hội nó. trên thân ấm tràn đầy âm vị cấu tứ lại thêm gầy, ấm hơi ngắn, nắp ấm hơi cao hình dạng bán cầu, như phân chia cho nhau sự chất phác, tươi mới. rót nước cũng mang lại cảm giác tốt, dùng thực sự tiện lợi lại thoải mái .

8. Ấm tiếu anh

Ấm tiếu anh là 1 trong số những dáng ấm kinh điển của ấm tử sa, lưu truyền rộng rãi, với độ trương lực tuyệt vời, nên đều được mọi người yêu thích. Nhìn bề ngoài bạn cũng có thể cảm thấy vẻ bình thản, vô cùng lý thú, do hình thể ấm duyên dáng, kết cấu tỉ mỉ đến từng đường nét, chi tiết được xử lý chừng mực, sắp xếp thỏa đáng, nghe nói tạo hình của ấm tiếu anh được bắt nguồn từ điển tích lịch sử “anh trữ nhất tiếu thiên sầu giải” của “anh trữ nhất tiếu”

9. Ấm văn đán

Ấm Văn Đán được sáng tác vào cuối đời Minh đầu đời Thanh,có hình dáng gần giống ấm “Tây Thi” và ấm “Quý Phi”.(hai kiểu ấm này được sáng tác sau này,vào khoảng giữa đời Thanh, hình dáng lung linh, tròn trịa, đẫy đà, nguy nga thanh tú). Còn ấm văn đán có dáng vẻ cổ điển mộc mạc, đó cũng chính là đặc điểm nghệ thuật rất được chú trọng và sử dụng lúc đương thời. Văn Đán được giải theo nghĩa: “văn” chỉ sự dịu dàng nho nhã, ngoại hình thư thái ung dung.”Đán” là chỉ nữ diễn viên trong hài kịch bấy giờ. Ấm Văn đán được xem là danh ấm và có bài thơ tụng rằng: ”

  • Tổng quan đất tử sa

“Hà tất Phượng Hoàng khuếch ngự danh.

Hoản nữ từ tiền lạc nhật trần.

Tùng Trúc Mai dĩ khai tam kính.

Hoa lạc điểu đề thủy tự lưu.”

Cũng có sử ký ghi lại rằng rằng, Văn đán là tên một loại quả, như quả bưởi ngày nay, nó được mô phỏng theo sinh thái thời bấy giờ. Dáng Ấm Tử Sa được mô phỏng theo sinh thái phải thể hiện được cái nữ tính thời cổ, phải dịu dàng, nho nhã, mỹ lệ. Hiện nay, hình dáng ấm Văn đán, ấm Tây Thi hay quý phi đã được biến hóa rất đa dạng, nó phụ thuộc vào từng phong cách của người nghệ nhân mà cho ra những dáng ấm cải tiến khác nhau, có cao, thấp, phì ốm, muôn màu muôn vẻ. Khiến việc gọi tên rất dễ gây nhầm lẫn. Tuy vậy chúng vẫn còn giữ được hình thể nguyên thủy của ấm Văn Đán.

10. Ấm hán đạc

Ấm hán đạc từ triều hán mà có, hán đạc, tức “hán triều chi đạc” (cái mõ, chuông lắc của triều hán), nó xuất phát từ tên 1 khí cụ, cụ thể mà nói thì nó giống hình chiếc chuông , nhưng thể tích nhỏ.

11. Ấm bào tôn.

Giải nghĩa: từ bao từ bầu , bao nghĩa là vỏ bọc cho mọi vật, còn hồ, là hồ lô, 1 loại hồ lô hình tròn mà dẹt , tức quả bầu nậm. Bào tôn: là quả bầu nậm chế tạo khô đựng rượu . hình tượng của ấm bào tôn tử sa được lấy từ chính hình của quả bầu nậm . trong 18 kiểu ấm mà trần mạn sinh thiết kế, có 4 kiểu là thuộc loại ấm bào tôn này.

  • Ấm tử sa pha trà gì ngon nhất

12. Ấm hán biển

Ấm hán biển hình thể tròn, đáy ấm tròn đầy, vai ấm có gờ tròn. miệng cùng vai bằng phảng nhẵn nhụi, mang lại cảm giác dễ chịu. Nắp bình, cạnh nắp , núm tròn dẹp, hình thái to nhỏ tỷ lệ. Bụng, vai , miệng ấm uốn quanh co có sức dãn mạnh mẽ. Ấm rộng tạo tư thế ổn định. Vòi ấm uốn khúc nhỏ, ấm mang phong thái sinh động mà tự nhiên, đại phúc khí.

13. Ấm tỉnh lan

Trông mặt mà bắt hình dong, hình dáng của ấm Tỉnh Lan lấy cảm hứng từ cái tang giếng. Trong truyền thống văn hóa của Trung Quốc hình ảnh này cũng được nhắc tới nhiều như trong “Mệnh Lí Chi Học” một dáng “Tỉnh Lan”, nói về 2 dáng trong bài thái cực quyền bài thứ 41 đó là “Hồi đầu tỉnh lan trực nhập”. Thực tế trong cuộc sống thì Tỉnh Lan lại dùng để chỉ cái tang giếng và cũng để chỉ cái nắp phẳng trên tang giếng, hay chỉ 1 căn phòng nhỏ. Người xưa đào giếng xong rồi đặt cái tang giếng lên, có khi là có cả nắp đạy, làm mái che, thậm chí biến nó thành nơi dừng chân cho người qua đường vào nghỉ uống nước, mục đích chính là để bảo vệ cái giếng và cũng làm đẹp thêm khung cảnh xung quanh.

  • Cách chọn ấm tử sa Nghi Hưng chuẩn nhất

Tang giếng làm cho miệng giếng cao hơn mặt đất, trong thực tế đời sống chí ít tang giếng cũng có 3 tác dụng:

Thứ nhất là: Ngăn cản đất cát, nước bẩn rơi vào trong giếng nhằm bảo vệ nguồn nước trong giếng sạch sẽ. Thêm nắp đậy ở trên cũng nhằm ngăn cản những đứa trẻ nghịch ngợm ném bẩn xuống giếng, hay những kẻ xấu bỏ độc vào trong giếng.

Thứ 2 là : Để tránh trường hợp trời tối hoặc những người say rượu ngã xuống giếng, đặc biệt là trong mùa đông giá rét tránh sự trơn trượt rơi xuống giếng.

Thứ 3 là: tránh nước ở trong giếng tràn ra bên ngoài, điều này người xưa cho là điều chẳng lành. Còn việc nói tang giếng có tác dụng làm đẹp cảnh quan xung quanh thì có lẽ là do, tang giếng được làm từ những thứ gỗ đẹp giống như trong các gia đình quyền quý và  cung điện thời Đường, Tống, Nguyên, thậm chí họ còn dùng cả vàng và ngọc mã não để khảm lên đó. Một lí do nữa đó là tang giếng được khắc chữ rất đẹp, thường là tên gọi của giếng hay là các chữ khác. Sau này chúng được xem như là một thứ có giá trị nghệ thuật rất cao, thể hiện một thời kỳ hưng vượng.

Đã có một cuộc khảo cứu về những cái giếng cổ ở Tô Châu chỉ ra rằng, những cái thời Tống Nguyên thì thường làm theo 10 kiểu phổ thông nhất, tang giếng được làm từ những thứ gỗ quý và được khắc chữ của các nhà thư pháp nổi tiếng, thậm chí là cả các bức họa của các họa gia nổi tiếng như Ngô Hồ Phàm, Chương Thái Viêm…Qua đó có thể thấy được dáng ấm trà Tỉnh Lan rất được trân trọng trong giới nghệ thuật và văn sỹ.

14. Ấm hán quân

Hán quân hồ là có từ đầu những năm 60, có xu hướng chế tạo bị ảnh hưởng bởi gốm sứ tử sa. Vì mục đích phục vụ cho nhiều người và cho đến ngày nay nó tương đối quý giá. Do mỗi 1 nơi chế tạo với công nghệ khác nhau nên chính vì thế đồ được chế tạo ra cũng có khác biệt. Ấm Hán Quân nguyên có hình thái giống với ấm biển thạch mạn sinh.

  • Cách pha trà ngon nhất

15. Ấm gia đoạn

Gia đoạn hồ, tạo hình cho thấy tựa như hình quả cà , đạt đến độ bieru hiện nghệ thuật cực cao khi chế tạo, tốt nhất là dung tử nê chế tạo. Hình thái biểu thị tố chất mộc mạc mà chất phác thuần chất của tử sa, màu sắc nồng hậu.

16. Ấm hán ngõa hồ

Ấm hán ngõa thuộc chủng loại ấm có dạng khí cụ hình tròn, có nhiều nghệ nhân cũng từng thử sức với loại ấm này, ấm mang lại cái nhìn ấn tượng cho mọi người khi ngắm nhìn nó. Tổng thể ấm là cột trụ tròn thẳng , phóng khoáng mà rộng rãi , khi rót nước tốc độ dòng chảy thẳng tắp, màu sắc trầm, sắc tử sa đỏ nâu trầm.

17. Dáng ấm mỹ nhân kiên

Ấm tử sa Mỹ Nhân Kiên hệt như vẻ đáng yêu đoan trang của phụ nữ cổ đại, dáng vẻ thanh lịch,quý phái rất mê hoặc. Tổng thể của ấm mềm mại uyển chuyển điểm nhấn là phần tiếp giáp giữa nắp ấm và thân ấm không có gờ, khi vuốt từ nắp ấm xuống thân ấm phải cảm thấy sự liền mạch không bị gợn như được tạo thành từ một khối. Đây cũng là phần khó nhất trong việc chế tạo ấm mỹ nhân kiên toàn thủ công.

Dáng ấm tựa như vẻ đẹp toát lên các đường nét đẫy đà cùng bờ vai của mỹ nhân xưa, tạo ra dáng ấm động lòng người. Từ việc rất khó khi chế tác ấm ra thì việc dùng toàn thủ công để tạo các đường nét ấm lại càng khó hơn, nhất là độ nhạy cảm trong việc tạo hình cho nắp và thân ấm.

18. Ngưu cái liên tử hồ

Bụng ấm thẳng, đế ấm tròn, miệng ấm rộng rãi thoáng đạt, vòi ấm hơi uốn cong. Với nắp ấm bằng phẳng, hình dáng rộng hình vòm cong giống như mũi trâu, vì thế mà có tên ngưu cái  liên tử hồ. Để làm ấm các nghệ nhân cần cẩn trọng lựa chọn nguồn nguyên liệu thật ưu tú, nắp ấm hình mũi trâu phải kết hợp chặt chẽ miệng ấm, tổng thể ấm thanh tú nồng hậu, chất mịn nhẵn, ấm ngưu cái liên tử hồ do bùi thạch dân tiên sinh sáng chế niên đại năm 60 đã trở thành kinh điển trong giới sản phẩm tử sa. Cho đến ngày hôm nay vẫn phát triển và là 1 mẫu ấm siêu việt.

19. Tần quyền hồ

Tần : thống nhất lục quốc độ cân nhắc, Quyền : là dùng để gọi về trọng lượng lượng dùng, Tần Quyền ấm là ấm phỏng bề dáng bên ngoài, Ai làm ra ấm Tần Quyền sớm nhất, không nhắc mà biết. Nhưng Cuối Thanh Mai Hữu Trúc cùng Vận Thành hợp chế. Thời ký sớm nhất của ấm Tần Quyền tạo dáng tay cầm như hình cai tai, về sau không rõ là ai làm ra mà biến đổi hình dáng tay cầm như hình Rồng. Rồng là hình ảnh văn hóa Trung Hoa, có vô vần câu truyện về nó.

20. Thị viên hồ

Ấm thị viên hồ lấy hình quả hồng làm hình mẫu chế tác, cũng thể hiện sự ca ngợi ngưỡng mộ của người chế tác với 1 loại quả mùa thu tuyệt vời. Thân ấm mô phòng đúng hình dạng quả hồng, vòi ấm như rời mà lại liền, quai ấm hình tai rộng , thoải mái khi cầm. Nắp ấm phá cách như cuỗng quả, lạ mà thanh tao.

21. Như ý hồ

Nằm trong các dáng ấm nổi tiếng, ấm tử sa Như Ý được nghệ nhân  Hồ Chí  hiện tại đang ở cấp Công Nghệ Mỹ Thuật Sư chế tác. Ấm được lấy ý tưởng phỏng hình cây gậy Như Ý. Ấm ngoài là một trà cụ dùng để uống trà, đầy đủ công năng và đảm bảo yếu tố kỹ thuật làm ấm (Các đặc tính như: nắp ấm cực khít với miệng ấm, khi rót trà, nghiêng ấm 90 độ mà không rơi nắp ấm, lưu giữ hương, giữ nhiệt rất tốt, chịu nhiệt cao, pha trà mà không cần trà, lưu trà lâu ngày mà không hỏng, dấu diện tác giả trên mỗi ấm, ngắt dòng trà khi rót ngưng ngay lập tức,…)

22. Ấm nhũ đỉnh hồ

Ấm tử sa Như Ý Nhũ Đỉnh, thuần bằng thủ công, hàng cao cấp. Nắp rất khít, ngắt nước tốt, dòng chảy đẹp. Thân ấm tổng thể phì nhiêu, trơn bóng, đường nét sắc xảo mà phong phú có lực. Thể hiện được nét đẹp phù sa phì nhiêu của nhũ đỉnh hồ. Nắp ấm và thân ấm như tổng thể hòa làm 1, quai ấm, vòi ấm áp dụng công nghệ chế tạo tiếp âm nối liền, thể hiện nguyên vẹn chất nồng hậu tử sa nguyên bản .

23. Ấm thư biển hồ

Là 1 trong những tạo hình ấm hiếm thấy trong các loại ấm tử sa, thấm đẫm tính nghệ thuật phong phú. Cũng là 1 trong những dáng ấm tử sa được chế tạo từ rất sớm mang tính đại biểu sâu sắc. Đường cong bề mặt uốn cong gập lại 1 cách hài hòa, trong tinh xảo ẩn chứa sự phóng khoáng, tưởng rằng thô kệch nhưng lại hào khí hùng mạnh.

24. Truyền lô hồ

Ấm tử sa Truyền Lô Hồ có hình dáng hết sức đặc biệt, vuông trong tròn, tròn trong vuông. Khi nhìn không thể phân rõ là hình vuông hay hình tròn. Đáy ấm có 4 chân trụ như bình rượu đồng, vững chắc, tôn nghiêm, càng thể hiện sự uy nghi của chiếc ấm. Nắp ấm vừa khít với thân ấm, tạo nên một tổng thể hài hòa, đẹp mắt.

Ấm được làm thủ công và vô vùng tỉ mỉ, vô cùng trau chuốt. Nắp ấm rất khít và không bị cong vênh, xô lệch đảm bảo không bị thoát nhiệt khi pha trà. Quai ấm được làm rất chắc chắn khi cầm rót trà  mà không bị nóng tay. Thân ấm được làm rất cân đối kết hợp cùng vòi ấm tạo nên tỉ lệ vàng trong chế tác ấm trà. Ba chi tiết Quai ấm, Phần đỉnh nắp ấm và vòi của ấm được thiết kế thẳng hàng trong mọi kiểu dáng.

25. Ấm nhất lạp châu

Ấm Nhất Lạp Châu là loại ấm truyền thống, tương truyền do Huệ Mạnh Thần sáng chế. Lựa chọn đất Đại Hồng chế tác, sau khi nung màu sắc đỏ son. Sau này có nhiều cách tân với màu sắc, hoa văn đa dạng. Đặc điểm dáng ấm Nhất lạp Châu là thân ấm lấy hình cầu, không có cổ, nắp ấm áp dụng hình thức kết cấu ép chặt khít vào miệng ấm, núm ấm dạng tiểu viên châu, vòi ấm hình ấm cong, núm ấm hình tròn lớn, chế tác tinh tế vô cùng. Loại ấm này được dùng cho nghệ thuật uống công phu trà, sau này trở thành tiền thân của ấm Thủy Bình.

26. Ngọc nhũ hồ

Là 1 loại ấm thuộc dòng ấm tử sa, chất liệu chính được kết hợp từ tử sa cũ và bùn tử sa, dáng dấp thanh tú mỹ miều, nhẵn mịn, tạo hình phong phú. Tổng thể ấm với hình thể tựa như bầu ngực, từ đó mà có tên Ngọc Nhũ. Ấm được tạo hình lấy đường cong cấu thành, thân ấm, nắp ấm, chân đế đường nét và góc không hề cứng nhắc chút nào, cho cảm nhận tiết tấu mượt mà, hài hòa. Vòi ấm cong 1 đường, quai ấm, nắp ấm và miệng kết hợp chặt chẽ.

27. Chung đỉnh hồ

28. Ấm Thang Bà

Ấm Thang Bà được phỏng dáng theo các ấm dùng để đun nước sôi bằng đồng  hay gốm dùng trong gia đình hàng ngày thường được đặt trên bếp lò để giữ nhiệt. Chính vì vậy ấm thang bà có hình dáng rất đơn giản và thực dụng với quan điểm là đơn giản chính là nét đẹp thẩm mỹ cao nhất. Thân ấm tròn hơi dẹt,miệng cao rất cổ kính,vòi ấm thanh thoát dòng nước tốt.

29. C Luân Châu

Ấm cự luân châu, lấy hình ấm đơn giản tinh khiết mà làm tên , đường nét ấm tròn đầy mà thẳng thắn , thuộc loại ấm nhỏ , có nhiều loại mẫu khác nhau . ấm tròn mịn mà nồng hậu , màu thuần chất bùn thô mà giàu sắc bóng tập trung thể hiện cái đẹp của chất phác. Thế vững chắc , rót nước có lực , đường nước rót ra tựa cột, khí thế ngút trời.

30. Tư đình hồ

Trong những ấm tử sa từ đất chu nê thì ấm do các nghệ nhân làm ấm: Huệ Mạnh Thần, Huệ Dật Công, Lu Tư Đình là những nghệ nhân làm ấm giỏi nhất thời Thanh. Ấm Tư Đình thời kỳ đầu có miệng ấm nhỏ, vòi cong nhỏ gọn. Ấm thời kỳ đầu thường khắc chữ tên tác giả bằng dao tre dọc theo viền nắp hoặc khắc ở đáy ấm, mãi sau này mới thay bằng triện đóng ở đáy ấm và vòi ấm thường là một lỗ không có lưới lọc. Ấm Tư Đình tồn tại trong một thời gian khá ngắn nhưng được đánh giá cao hơn ấm Mạnh Thần do dáng ấm thanh lịch và tinh xảo hơn,đây là một trong những dáng ấm nổi tiếng nhất trong lịch sử tồn tại của ấm tử sa .

31. Dáng ấm Tuyến viên hồ

Là 1 trong những ấm tử sa kinh điển. Đúng như tên gọi điểm đặc trưng nhất của Ấm Tuyến Viên là đường tròn nổi giữa thân ấm và chạy vòng quanh thân ấm. Ấm Tuyến Viên có rất nhiều biến thể nhưng đặc điểm chung và chuẩn dáng nhất vẫn là đường tròn giữa thân ấm như phần nối giữa 2 hình bán cầu hợp lại. Tổng thể thân ấm là các hình cầu dẹt từ thân, nắp, vòi và quai ấm, nhìn trông rất liền mạch và thống nhất. Vòi ấm cho dòng chảy tốt, ấm thường được chế tạo bằng đất tử sa màu tím.

32. Ấm long đản , long đán

Long đán được dịch nghĩa là: Trứng rồng, đúng như tên gọi thân ấm có hình dáng giống như quả trứng, ngoài ra đặc điểm nỗi bật khác là có phần vòi ngắn rót thẳng quai ấm ngược rất giống với ấm dáng tây thi. Đây là một trong những dáng ấm tử sa kinh điển được nhiều người chơi ấm yêu thích.

Về tên gọi Ấm Long Đán khởi nguồn từ cách tạo hình ấm Long Đán, nó dựa vào dáng hình quả trứng, trong thi kinh “ Tì hưu xuất thế ”có ghi chép: Tì Hưu là thái tử của rồng  từ trong trứng rồng đập vỡ đi ra, còn trong dân gian Tì Hưu còn có ý nghĩa phong thủy, “Nhà có Tì Hưu vạn sự đều tốt” là hàm ý trong đó, còn trong văn hóa đông phương thì rồng là cao nhất trong các hình ảnh về cát tường, dựa vào trứng rồng đặt tên gọi cho dáng ấm là cách gọi cho sự viên mãn và cát tường.

33. Hán vân hồ

Hán vân hồ là tạo hình khí cụ tương đối đặc sắc thuộc chủng loại tử sa, do Cố Cảnh Chu sáng tạo lên. Được sáng tạo từ những hình ảnh ấm truyền hồng , thân ấm toát lên vẻ cố phác, ko hề có hoa văn, tạo hình đơn thuần mà đẹp. Ấm có những đường nét tròn mà dứt khoát là chính , thân ấm phình trên hẹp dưới được phân chia bởi đường vòng tròn sắc nét. Vòi ấm vươn dài, rót nước có lực , quai ấm cho thi giác ấn tượng mạnh mẽ .

34. Ấm hồ lô

Ấm Hình Trái Bầu Hồ Lô là một trong các dáng ấm được người chơi ầm tử sa rất yêu thích và luôn luôn mong muốn sưu tầm. Trong đó Ấm Hồ Lô của Dương Bành Niên được đánh giá cao nhất. Vòi ấm Hồ Lô thường thẳng vuông góc với thân ấm và hơi chếch lên, quai ấm có hình nửa vòng tròn,nắp hình núm trái bầu . Tổng thể thân ấm được làm tròn hơi chiết eo rất thanh thoát

35. Dật công hồ

ấm tử sa Dật Công Hồ được chế tác từ chất liệu chu sa cũ. Hiệu đề khắc dao tre 2 chữ Dật Công ở đáy ấm và kèm theo là một câu thơ trong bài thơ Đằng Vương Các của nhà thơ Vương Bột đời Đường dịch nghĩa là : Nước Thu Cùng Trời Dài Một Sắc.

36. Dáng Hoa Dĩnh H

Dáng ấm Hoa Dĩnh được Cố Cảnh Chu phát triển từ dáng ấm tử sa Chuyết Cầu truyền thống. Ấm có quai tròn, nắp tròn, thân ấm tròn trên cơ sở ba vòng tròn xếp trồng lên nhau nhìn tổng thể như bông hoa đang nở vì vậy mới có tên là Hoa Dĩnh.

37. Dáng ấm Thủy Bình

Ấm thủy bình là loại ấm được chế tác cực kì tinh xảo. Nguyên liệu đất làm quai và vòi ấm có trọng lượng và kích thước tương ứng. Khi đặt xuống nước ấm sẽ nổi lênh đênh trên mặt nước mà không bị nghiêng ngã, đó là lí do tại sao người ta đặt tên ấm là Thủy Bình.

Ấm Thủy Bình được xem là tiêu biểu nhất phải nhắc đến ấm Thủy bình của Huệ Mạnh Thần.  Tuy nhiên hiện nay có nhiều ấm không nổi thăng bằng nhưng vẫn được gọi là ấm dáng thủy bình do có những đặc điểm về hình dáng của ấm thủy bình .

38. Dáng ấm hợp hoan

Hợp Hoan ở đây có nghĩa là sum họp vui vẻ,tạo hình tổng thể của ấm như 2 cái chũm chọe úp vào nhau tạo nên thứ âm thanh vui vẻ ngày lễ hội. Ấm Hợp Hoan thường được làm bằng đất chu sa màu đỏ mang ý nghĩa tốt lành giàu có và hạnh phúc. Một chiếc ấm trà chứa đầy những niềm vui, hạnh phúc của những ngày lễ hội,những buổi đoàn viên còn gì có ý nghĩa hơn.

39. Chuyết chỉ hồ

Hình dạng đặc thù của Ấm Tử Sa Chuyết Chỉ đơn giản không cầu kỳ như có nhiều hình cầu và bán cầu xếp chồng lên nhau và cái tên chuyết chỉ có nghĩa là trùng trùng điệp điệp xếp chồng lên nhau. Trong cuốn tạp chí huyện Nghi Hưng có nhắc đến chiếc ấm tử sa đáng giá ngàn vàng đó chính là chiếc ấm chuyết chỉ này nhưng một phần là do người sáng tạo ra dáng ấm này là đại sư ở nghi hưng là Thiệu Đại Hanh .

40. Dáng thần đăng hồ

Chất bùn đầy đặn, mịn, màu sắc đương thuần, tổng thể ấm tựa tựa ngọn đèn, là 1 trong những mẫu ấm truyền thống trên nhỏ, giữa phình, đế co, kết hợp hài hòa .

41. Ấm cung xuân

Trong lịch sử phát triển của ấm Tử Sa Trung Quốc, tuyệt tác của ấm Cung Xuân đã đạt được vị trí vô cùng quan trọng, nó đạt tới sự thuần thục trong tạo hình đồng thời nó cũng là sự khởi nguồn của những đỉnh cao sau này, nó đã trở thành biểu tượng của ấm Tử Sa Trung Quốc, nó là chiếc ấm góp phần tạo nên lịch sử của nghề thủ công mỹ nghệ gốm Tử Sa.

Ấm Cung Xuân là do một nghê nhân có tên là Cung Xuân thời nhà Minh khoảng giữa niên hiệu Chính Đức và Gia Tĩnh. Ấm Cung Xuân lúc đầu có tên gọi là ấm “Thụ Anh”, sau này để tưởng nhớ người làm ra chiếc ấm này nên lấy tên là ấm “Cung Xuân”, chiếc ấm này được nghệ nhân Cung Xuân phỏng theo quả của cây Ngân Hạnh bi sâu đục, cái cây này bên cạnh chùa Kim Sa. Sau khi nung xong chiếc ấm này thì nó có được phong cách cổ xưa rất đáng yêu. Về sau những loại ấm Tử Sa mô phỏng theo những hình thù ở trong tự nhiên đều trở nên nổi danh thiên hạ.

42. Thúc Sài Tam Hữu

Cái gọi là “Thúc Sài Tam Hữu”, thực ra là từ 3 dáng của cây Tùng, Trúc, Mai mà thành, nó còn được gọi là “Tuế Hàn Tam Hữu”(Ba người bạn trong mùa đông), ý chỉ tinh thần đương đầu với mùa đông khắc nghiệt của thiên nhiên. Thân ấm được phỏng theo 3 đoạn cây của Tùng, Trúc, Mai. Trong một thể thống nhất, những đoạn cây tùng với vảy sần sùi, lá tùng, cành mai, hoa mai, thậm chí những đoạn trúc có cành có lá đều được khắc họa vô cùng tỷ mỉ. Chúng  được sếp xen lẫn nhau rất tự nhiên, nhìn thì có vẻ phức tạp nhưng lại rất quy củ gọn gàng.

Quai ấm là cành tùng uốn gập lại giống như sừng con rồng, vòi ấm là 1 cành mai với những nhánh nhỏ rất tự nhiên, cái núm nắp ấm lại được nặn giống như một đốt trúc rất tinh tế, trên các thân cây có những hốc nhỏ, và cả một đôi sóc nhỏ đầy tinh nghịch trên nắp ấm. Tổng thể chiếc ấm như là cái tự nhiên vốn có vậy, điều này khiến nó trở thành chiếc ấm sở hữu một vẻ đẹp phi phàm. Chiếc ấm này, có sự hiên ngang, trường tồn của Tùng, có sự tao nhã của Trúc và sự tiết hạnh của Mai, đó là những phẩm chất cao quý. Nó là một sản phẩm hoàn mỹ đồng thời cũng là một kiệt tác kinh điển. Năm 1989 chiếc ấm này đã được in trong một bộ tem có tên là “Nghi Hưng Tử Sa Đào”(nghĩa là những sản phẩm gốm Tử Sa đáng được lưu truyền) gồm 4 cái do bưu cục Trung Quốc phát hành trong đó có một cái in ấm cũng dáng này của Trần Minh Viễn đời nhà Thanh.

43. Dáng tùng đoạn hồ

Ấm trà được làm bằng chất liệu gốm Tử Sa nổi tiếng của tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Toàn thân, quai và vòi ấm được chế tác rất khéo léo khiến ấm có vẻ như được tạc ra từ một gốc cây tùng cổ thụ. Trên nắp ấm có tạc một con thằn lằn đổi màu nổi như đang bò trên gốc cây.

44. Dáng ấm tứ phương

Dáng ấm Tứ Phương là một trong những dáng ấm có nhiều biến thể,nhưng phiên bản chuẩn nhất thì như 2 hình kim tự tháp úp phần dưới lại với nhau tạo thành đường sống thẳng ở giữa. Tất cả các mặt của kim tự tháp đều rất phẳng tạo đất sáng tác cho rất nhiều thư pháp gia và họa sĩ .Tổng thể ấm có đến 8 mặt chia trên dưới và bốn phía . Thân ấm là vậy nhưng vòi,núm,quai ấm lại có hình cung vừa mạnh mẽ vừa uyển chuyển.

45. Dáng ấm đường vũ

Ấm tử sa Đường Vũ có chiếc tay cầm dài để dễ dàng cầm ấm trên bếp mà không bị nóng, rất hữu dụng. Tay ấm thon dài nhìn như cánh chim hải âu rất đẹp, tổng thể ấm Đường Vũ đơn giản mà cổ kính như lịch sử của nó vậy.Chiếc tay cầm của ấm Đường Vũ còn được ví như nét “ phá” trong chữ Hán, vừa phóng thoáng vừa tinh tế.

46. Đại bân đê lương hồ

Đối với những người chơi ấm tử sa hiện nay những chiếc ấm có chiều cao 20,5 cm đường kính 9,4 cm thực sự là những chiếc ấm lớn không có công năng sử dụng trong thực tế nhưng ở thế kỷ thứ 17 tại Trung hoa đây vẫn là những chiếc ấm nhỏ. Nhưng chiếc ấm lớn này đánh dấu một bước chuyển biến từ những chiếc ấm to sang nhỏ, từ ấm thô lậu sang tinh xảo và là chiếc ấm đặt nền móng cơ bản cho khuynh hướng chế tạo những ấm trà có tính thẩm mỹ cao sau này,đưa ấm tử sa vào đời sống sinh hoạt hàng ngày và trở thành một thú chơi mang tính văn hóa.

Tổng thể dáng ấm Đại Bân Quai Xách là thân ấm tròn phẳng, quai ấm cao tròn và dày,vòi ấm hình lục giác. Vòng tròn quai ấm úp lên vòng tròn vai ấm tạo thành hai vòng cung úp lên nhau cho ta cảm giác của sự cân bằng tinh tế,tổng thể toát lên vẻ mạnh mẽ liền mạch .

47. Dáng Ấm Giá Cô Đề Lương

Ấm do đại sư Cố Cảnh Chu sáng tạo, ấm tạo hình cột cao chạc ba nhìn tổng thể như con chim đang bay với vòi là đầu, thân ấm tròn và bằng phẳng. Cố Cảnh Chu kết hôm rất muộn với người vợ nhỏ hơn mình 11 tuổi là Hứa Nghĩa Bảo, sống với nhau được gần 20 năm thì vợ ông bị ung thư vòm họm không thể qua khỏi. Cố Cảnh Chu đau buồn nghe tiếng gà gô kêu não nề như tiếng than khóc nên mới sáng tạo ra dáng ấm này là vậy.

48. Ấm dương đồng( thống)

Ấm dáng Dương Đồng là một dáng ấm tử sa rất phổ biến và thực dụng, ấm có dạng tròn cao như cái thùng rất giống với dáng ấm tích thông dụng tại Việt Nam. Dáng ấm Dương Đồng được sáng tạo ra cuối đời nhà Thanh, với dáng ấm đơn giản, dễ dùng, rất thiết thực khi pha trà nên đã nhanh chóng được những người yêu thích trà sử dụng phổ biến và trở thành một trong những dáng ấm truyền thống kinh điển. Các nghệ nhân như Quốc Lương, Vương Bảo Căn, Cố Cảnh Đan, Hà Đạo Hồng…và rất nhiều nghệ nhân đều có những sản phẩm nổi tiếng với dáng ấm này.