Phong tục và thú vui khi uống trà
Trung Quốc có câu tục ngữ: “Mở cửa ra phải lo bảy thứ: củi, gạo, dầu, muối, tương, dấm, trà“, có thể thấy trà chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và trong xã hội Trung Quốc. Sáu thứ đầu trong bảy thứ hoặc là nguyên liệu nấu ăn, hoặc là gia vị khi nấu thức ăn, nói chung đều liên quan tới bữa ăn hằng ngày; trà là thức uống duy nhất trong đó, mặc dù trà xếp cuối cùng trong đó nhưng địa vị lại rất đặc biệt.
- Ấm tử sa Nghi Hưng
Trà không có gì huyền diệu, nói bình thường thì bình thường, nói cao sang thì cao sang
Hiện nay uống trà không chỉ là thú vui hằng ngày mà nó còn được sử dụng như một loại đồ uống, nước giải khát. Từ xa xưa đã có truyền thuyết Thần Nông nếm trăm loại cỏ phát hiện ra trà, và vô số khoảnh khắc lịch sử quan trọng đều có bóng dáng của trà ẩn hiện trong đó. Vô số lần đổi mới nội dung tư tưởng trọng đại của xã hội đều liên quan đến trà. Mỗi khu vực, hoặc mỗi nhóm người, đều có cách lí giải độc đáo về trà; mỗi ngóc ngách xung quanh cuộc sống đều có hương vị của trà. Từ việc hái, chế biến đến thưởng thức trà, mỗi một bước đều mang đậm ý nghĩa văn hóa sâu sắc.
Trà xuất phát từ núi sâu, hút tinh hoa của trời đất tạo hóa; đồng thời qua gia công chế biến, thể hiện trình độ, sự thông minh tài trí của nhân loại; trong trà, tính tự nhiên và nhân tạo hòa hợp tồn tại, tính đơn giản và tính phức tạp thống nhất hoàn mỹ, quan hệ của người Trung Quốc với trà thể hiện sự tinh túy của quan niệm truyền thống “thiên nhân hợp nhất“‘ của Trung Quốc.
Trung Quốc có câu tục ngữ: “Một quãng thời gian một xâu vàng, xâu vàng khó mua quãng thời gian“, điều này được thể hiện rất rõ ràng trong việc hái trà. Hái trà quý nhất là thời gian, hái sớm vài ngày thì là vật báu trên trời, hái muộn vài hôm thì thành đồ phàm tục, khi hái trà cần nhất đó là nắm chắc thời gian chuẩn xác.
Các loại trà ngon đa phần xuất hiện ở các ngọn núi nổi tiếng, do các ngọn núi này có điều kiện khí hậu, địa hình thuận lợi cho việc trồng và phát triển của cây trà. Trà của mỗi vùng sản xuất đều mang tính chất đặc điểm của vùng đó, cũng có sự tương đồng về tính cách với người vùng đó.
Lục Vũ nói, lá trà chất lượng tốt không phải xuất phát từ vùng nào, mà công nghệ chế biến mới là vấn đề quan trọng. Chế biến trà cần “khử thanh“(tức là làm hết mùi tanh của lá trà), ngọc đẹp phải mài, cuộc đời của con người cũng cần được rèn giũa trải nghiệm mới có thể phát triển cao hơn. Vì vậy để có được một ấm trà ngon thì từ quá trình thu hái lá trà cho đến quá trình sao chế và pha trà cũng cần phải chuẩn xác. Khi sao trà cần phải canh lửa vừa vặn, khi pha trà nhiệt độ nước cũng vừa phải. Chất lượng nước pha trà đảm bảo sạch, dụng cụ cũng phải được tráng, rửa sạch sẽ, điều này cũng giống như câu nói của Khổng Tử “Ngô nhật tam tỉnh hồ ngô thân“, không ngừng theo đuổi làm trong sạch về đạo đức có nét tương đồng với nhau.
- Thú chơi trà của người xưa
Trà đạo Trung Quốc ngưng đọng lại những tinh túy văn hóa không phải là nghi thức phức tạp khó thực hiện, mà là một quá trình hưởng thụ về thể xác lẫn tâm hồn. Người Trung Quốc bất kể là nam nữ hay già trẻ, đểu có tình cảm đặc biệt với trà, mỗi loại trà được ví như mỗi giai đoạn của đời người. Thời niên thiếu, con người giống như trà xanh, non nớt đơn thuần, bộc trực, ngây thơ trong sáng, từng cử chỉ đều cố thể hiện bản sắc. Mặc dù mùi vị không đậm đà nhưng khi nhấm nháp nhâm nhi lại có ý nghĩa sâu sắc, trong trắng đáng yêu. Tuổi thanh niên, năm tháng tươi đẹp, có hương thơm như hoa cỏ, cũng có giấc mơ đẹp như một đóa hoa, đẹp như hoa trà, bao nhiêu cơ hội đều bày ra trước mặt, bất luận trong trà cho thêm hoa nhài, hoa quế hay hoa hồng, thì đều thơm tho, đẹp đẽ lay động lòng người. Thời kỳ trung niên ví như Hồng trà, hương vị nồng, màu đỏ cam, mặc dù không có vị thanh mát như trà xanh, nhưng lại có sức hấp dẫn của sự trưởng thành. Đến lúc già, lại là trà Phổ Nhĩ càng để lâu càng thơm, sự trầm lắng của thời gian thể hiện rõ trên người nó, trên tấm thân già cũng viết đầy những câu chuyện, mặc dù nhìn tưởng như già cỗi nhưng mùi vị lại đậm đặc mãnh liệt vô cùng, khiến người ta uống rồi lại muốn uống nữa.
TÌNH BẠN ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG MỖI ẤM TRÀ
Người phương Tây khi đãi khách thường dùng cà phê, còn người Trung Quốc lại có phong tục tiếp khách dùng trà “Khách tới mời (hoặc dâng) trà“. “Đêm lạnh khách tới trà thay rượu, nước sôi trên bếp trúc lửa hồng“, dâng lên mời khách một cốc trà thơm nức mũi, là thể hiện sự nhiệt tình hiếu khách của chủ nhà.
Trước khi dâng trà mời khách và trước khi pha trà, thì điều đầu tiên bao giờ cũng là hỏi thăm sở thích của khách, nước pha trà không nên quá nóng kẻo làm bỏng lưỡi của khách, khi rót trà cho khách cần tôn trọng quy tắc “rượu đầy trà vơi” bởi vì cảm giác khi uống trà nóng là tốt hơn, nếu rót quá đầy khách không uống hết được ngay, trà dễ bị nguội. Nước trà trong cốc của khách chỉ còn 1/3 thì nên tiếp tục rót trà cho khách. Vì trà có tác dụng tiêu hóa tốt, nên khi bụng rỗng uống vào dễ gây đau dạ dày, vì thế khi dùng trà đãi khách thường có kèm thêm một chút đồ điểm tâm nữa.
Bởi vì đẳng cấp, chất lượng và giá cả của trà là khác nhau. Vì vậy, tùy vào độ thân thiết với từng vị khách mà người Trung Quốc sẽ sử dụng trà nào để tiếp khách. Họ thường dành loại trà tuyệt nhất để cho những bạn bè thâm giao và đãi khách quý. Từ xưa cũng đã có những câu truyện kể về việc dùng trà đãi khách của người Trung Quốc.
Tương truyền Tô Thức, một nhà thơ đời Tống tới thăm một vị chủ trì trong chùa, ban đầu vị chủ trì không biết thân phận thật của ông nên không coi ông ra gì, chỉ nói đơn giản “ngồi”, và nói với tiểu hòa thượng “trà”. Đợi khi nói vài câu mới phát hiện Tô Thức ăn nói hơn người nên liền nói “mời ngồi” và “dâng trà”, sau đó biết ông là Đông Pha Cư sĩ nổi tiếng gần xa liền vội nói “xin mời ngồi” và “dâng trà ngon”. Đây là câu chuyện nói về cách dùng trà khi đãi khách của người Trung Quốc, nó dựa vào địa vị của từng vị khách trong lòng chủ nhà. Năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon thăm Trung Quốc, Chủ tịch Chu Ân Lai đích thân mời ông tới Hàng Châu vốn được mệnh danh “thiên đường nhân gian” để thưởng thức trà Trung Quốc chính tông – Đó là Trà Long Tỉnh Tây Hồ, một trong thập đại danh trà nổi tiếng của Trung Hoa
Không chỉ dân tộc Hán mới có thói quen lấy trà đãi khách, mà cả những dân tộc khác ở Trung Quốc cũng coi trà là thức uống đãi khách tốt nhất.
Dân tộc Bạch ở Vân Nam coi “tam đạo trà” (trà 3 lượt) là nghi lễ cao nhất để đãi khách. “Tam đạo trà” có cách nói là “Một đắng hai ngọt ba hồi vị“, nó thể hiện sự trải nghiệm của đời người: Đắng trước ngọt sau, rồi quay lại suy ngẫm những gì đã qua (hồi vị).
Mỗi lần có khách quý tới, chủ nhân người dân tộc Bạch sẽ mời khách vào trong phòng, ngồi trước một bếp lửa đợi cho tới khi nước sôi, chủ nhà cầm bình đất pha trà chuyên dụng đặt trên bếp lửa, sau đó cho lá trà vào trong bình đất, dùng tay rung rung cái bình, để lá trà nóng đều, sau đó đổ nước sôi vào trong bình, hơi nước bốc lên phát ra tiếng kêu vang “bùm” giống như tiếng sấm kêu, do đó còn có tên là “trà sấm nổ”.
Khi trà đã pha xong, chia cho mỗi vị khách, đây là lượt trà đầu tiên – trà đáng. Nước trà đầu tiên có màu như hổ phách, vị đắng, nhưng hương thơm ngon. Sau đó, lượt trà thứ 2 được dâng lên cho khách, trên cũng lấy từ loại trà đắng này cho thêm đường đỏ, mật ong, bột hổ đào, hạt thông, vì thế có tên gọi “trà ngọt”, khẩu vị thơm ngọt nồng hậu. Cuối cùng là “hồi trà vị“, nguyên liệu phong phú hơn, có gừng, hoa tiêu, vỏ quế, vừng, bột lạc, khoảng hơn mười loại, khi uống vừa cay vừa tê.
Trong ngôn ngữ của dân tộc Bạch, “tê” và “phúc”, “cay” và “thân” phát âm giống nhau, món trà thứ ba có vị tê cay này thể hiện chủ nhân tiếp đãi khách như người thân, đồng thời còn gửi gắm mong muốn cuộc sống giàu có.
Khi uống “trà hồi vị” dân tộc Bạch còn mời khách cùng nhảy múa, khách và chủ cùng hát cùng múa, vui vẻ với nhau. Việc chọn lá trà, cốc trà, khay trà của “tam đạo trà” đều được kỳ công chế biến riêng, lễ nghi dâng trà tổng cộng có 18 bước. Mỗi lần uống một loại trà, đều có hai cô gái hoặc hai cậu con trai dân tộc Bạch rót trà cho khách, một người bưng khay trà, người kia tiến hành “lễ dâng trà” với khách, hai tay bưng cốc trà trên khay dâng cao ngang lông mày, thể hiện sự kính trọng với khách.
Trà không những có thể nói thay lời chào mừng, mà trên quan trường đời Thanh còn thịnh hành một phong tục “bưng trà tiễn khách“. Trong gia đình quan lại có khách tới theo lễ nghi sẽ pha trà đãi khách, có điều uống trà và uống rượu không giống nhau, chủ nhân có thể khuyên khách dùng trà nhưng không như cách mời khách uống rượu, không nâng cốc trà cùng cạn cốc với khách. Khi chủ nhân không thích vị khách đó tới thăm, hoặc có việc cần giải quyết gấp, do vậy mong khách ra về sớm, họ sẽ nâng cốc của mình lên, khuyên đối phương uống trà. Khách sẽ hiểu ý và đứng dậy ra về.
UỐNG TRÀ VÀ HÔN NHÂN
Hồi thứ hai mươi lăm ở trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc”Hồng lâu mộng”, Phượng tỷ tặng Lâm Đại Ngọc hai âu lá trà, và ví von nói: “Cháu đã nhận lá trà nhà ta sao vẫn chưa làm dâu nhà ta chứ?”. Uống trà sao lại liên quan tới hôn nhân chứ?
Trong kinh điển “Chu dịch” của Nho gia cổ đại, có ghi: “Có trời đất sau đó có vạn vật, có vạn vật sau đó có nam nữ, có nam nữ sau đó có vợ chồng, có vợ chồng sau đó có cha con, có cha con sau đó có quân thần, có quân thần sau đó có thiên hạ, có thiên hạ sau đó có lễ nghĩa, theo trình tự đó thì Hôn nhân được coi là nền tảng của thể chế đạo đức, do đó tính lâu dài và tính bền vững của hôn nhân được coi trọng hơn cả.
Khi dâng sính lễ phải tặng chim nhạn làm lễ vật, tượng trưng kề vai sát cánh, chung thủy một lòng. Cùng với trà đã đi vào trong cuộc sống, trà dần dần thay thế chim nhạn tượng trưng cho tình cảm tốt đẹp, trở thành lễ vật làm sính lễ tốt nhất. Bởi vì thời cổ đại trồng trà đều áp dụng phương pháp gieo hạt trà, chứ không phải cấy ghép cây trà, do vậy con người dùng trà để gửi gắm tâm nguyện tốt đẹp, hi vọng con gái sau khi gả chồng có thể giống như cây trà, đâm chồi nảy lộc mọc rễ ở gia đình nhà chồng, cho đến cuối đời. Nếu con gái lấy chồng khác (tái hôn), giống như “nhận trà hai nhà”, sẽ bị người ta coi thường.
Bắt đầu từ đời Tống, quan hệ giữa trà và hôn lễ càng mật thiết hơn. Sính lễ còn được gọi là “trà lễ”, đem sính lễ dạm hỏi còn được gọi là “hạ trà”, nhà gái sau khi nhận sính lễ gọi là “ăn trà”, đáp lễ thường dùng trái cây, có lúc cũng có thêm trà. Đến nay nhiều vùng nông thôn Ở Trung Quốc coi đính hôn là “nhận trà”, coi tiến sính lễ đính hôn là “trà kim”. Nếu hai bên trai gái đều đồng ý thì sẽ hẹn thời gian thành hôn, hôn lễ luôn mời khách khứa họ hàng láng giềng gần xa, bày yến tiệc lớn, trong đó trà, rượu, và đội nhạc là không thể thiếu.
Uống trà trở thành cái cớ hay nhất của nam nữ khi hẹn hò. Ở Hồ Nam, trà cũng là công cụ tìm hiểu tình ý tốt nhất của nam nữ. Khi nam đến nhà gái xem mặt, nếu người nữ để ý tới người nam thì sẽ đích thân bưng một cốc trà ra; nếu người nam vừa ý với vợ tương lai của mình thì sẽ nhận cốc trà và uống cạn. Không những vậy, khi dạm hỏi ngỏ lời, xem mật, vào động phòng đều có trà bên cạnh góp vui. Đời Thanh, lễ nghi kết hôn được diễn biến thành “lễ tam trà” có hệ thống hóa, tức là “hạ trà” khi cầu hôn, “định trà” khi tiến hành hôn lễ và “hợp trà” khi động phòng.
Cho dù là sau khi kết hôn xong, trà vẫn có tác dụng trong việc ổn định tổ chức gia đình, bồi dưỡng tình cảm vợ chồng. Ở Ninh Ba, Chiết Giang có tập tục “trà rể mới”, nam nữ thanh niên sau khi kết hôn, con rể lẩn đẩu tới nhà bố mẹ vợ đểu được khoản đãi nhiệt tình, thường người nhà sẽ dâng 2 – 3 lần trà cho con rể, người giàu có một chút sẽ dâng 7 – 8 lần. Trà gửi gắm hi vọng vào con rể, mong những ngày sau kết hôn cho dù xuất hiện mâu thuẫn trong cuộc sống nhưng khi con rể nhớ lại sự ân cần của bố mẹ vợ năm xưa sẽ đối xử tốt với con gái mình.
PHƯƠNG PHÁP UỐNG TRÀ THÚ VỊ
Đất đai Trung Quốc rộng lớn, trong quá trình phát triển lịch sử lâu đời đó, người ở những khu vực khác nhau hình thành nên phong cách uống trà cũng khác nhau. “Lôi trà” là cách uống trà truyền thống của người Khách gia ở Hồ Nam, Giang Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông; người Khách gia thích uống Lôi trà, thậm chí còn coi chế biến Lôi trà làm một trong những chỉ tiêu đánh giá xem người vợ có đủ ưu tú hay không, các cô gái người Khách gia nếu không biết đập lôi trà thì có nguy cơ không lấy được chồng.
- Dụng cụ pha trà và cách pha trà ngon
- Cách chọn ấm tử sa Nghi Hưng
Rót nước từ trên cao xuống, vừa để giảm nhiệt độ, vừa để trà nở
Thường thì trong các gia đình người Khách gia đều có một bộ dụng cụ “bảo bối” để đập Lôi trà: “lôi bát” bằng gốm, “gậy lôi” bằng gỗ và “muôi múc” được làm bằng trúc để vớt các tạp chất. Cho lá trà, đậu nành, lạc, ngô, vừng, và gừng tươi vào bát, thêm một ít nước sôi để nguội, dùng “gậy lôi” nghiền nát, rồi dùng muôi hớt váng, như thế này sẽ chế biến ra “Lôi trà cước từ’ đậm đặc giống cách làm men rượu hoặc dung dịch nước uống ở dạng cô đặc. Lôi trà cước tử cất giữ trong lọ sành, khi uống thì múc vài thìa ra, pha bằng nước sôi là có thể có một cốc lôi trà thơm ngon vừa miệng, hương vị đậm đà khó quên.
Người Quảng Đông nổi tiếng thích “uống trà sáng”. Mặc dù gọi là “trà sáng” nhưng không phải uống vào buổi sáng, trà sáng của người Quảng Đông bắt đầu từ sáng sớm, có thể kéo dài đến 2-3 giờ chiều. Trong trà lầu có nhiều loại trà để khách lựa chọn như trà ô Long, trà xanh, Hồng trà, trà hoa, còn cung cấp một số điểm tâm như bánh bao xá xíu, há cảo, xíu mại, hoành thánh. Người uống trà sáng vừa nhàn nhã nói chuyện, đọc báo, vừa chậm rãi thưởng thức điểm tâm, uống trà. Uống trà sáng được coi là một hình thức xã giao hoặc thư giãn.
Tứ Xuyên là nơi phát nguồn của trà Trung Quốc, cũng là khu vực có nền văn hóa trà phát triển cao độ. Đi trên phố Tứ Xuyên, chỗ nào cũng có thể thấy quán trà. Người Tứ Xuyên thích uống trà bằng tách, một bộ tách chia thành thuyền trà, nắp trà và bát trà, phẩn lớn làm bằng sứ. Thuyền trà là dụng cụ để đặt bát trà, có tác dụng cách nhiệt. Nắp trà là phát minh vĩ đại nhất trên phương diện thưởng thức trà của người Tứ Xuyên, tác dụng của nó rất nhiều: Có thể đậy trên bát trà tạo thành không gian kín, để lá trà mau ra vị; khi uống có thể gạt lá trà nổi trên bát; khi miệng khát nôn nóng muốn uống có thể đổ nước trà ra nắp ấm để nguội nhanh, khi uống hết nước trà trong bát rồi, muốn tiếp tục uống nữa thì lật ngửa để trên bát trà, ngụ ý kêu phục vụ châm thêm nước.
- Tổng Quan Về Tử Sa
- Tổng hợp tất cả những dáng ấm tử sa
Người Tứ Xuyên cho rằng, dùng dụng cụ bằng sắt và bằng chì đun nước sẽ làm ảnh hưởng tới vị trà, do vậy phần lớn đều dùng ấm đồng vòi dài đun nước. Khi pha trà, những nhân viên chuyên phụ trách việc châm thêm nước cho khách sẽ nhấc cao ấm trà bằng đồng, một dòng nước bay thẳng vào bát trà, khi sắp đầy chỉ cần lắc nhẹ tay một cái là dòng nước ngừng lại ngay, một giọt cũng không rơi ra ngoài. Khách đậy nắp bát trà, đợi thưởng thức.
Người dân tộc Tạng uống trà rất giống người đời Đường ở thời đại của Lục Vũ, không cần pha trà, mà đun trà, khi đun trà còn cho thêm muối. Ngạn ngữ dân tộc Tạng nói: “Trà không muối thì nhạt như nước, người không tiền thì như quỷ“. Không những thêm muối mà họ còn thích thêm nguyên liệu khác vào trong trà. Người dân tộc Tạng coi trọng nhất chính là trà bơ, thường gia đình dân tộc Tạng đều có bình trà chuyên dùng để chế biến trà bơ, cho nước trà pha sẵn vào trong bình, thêm bơ, muối, trứng gà, hổ đào, dùng chiếc gậy bằng gỗ có lỗ tròn bên dưới đánh lên đánh xuống, khuấy đều, cho đến khi nước trà và bơ hòa vào nhau, trở thành trà bơ thơm ngọt mịn màng, hương vị thơm ngon kéo dài hồi lâu. Dân tộc Tạng sống trên núi cao lạnh lẽo, món trà bơ xua tan khí lạnh, bổ sung năng lượng, còn có thể giúp môi không bị khô nẻ, do vậy được người dân tộc Tạng rất yêu thích.
PHONG NHÃ TRONG CỐC
Xưa nay văn nhân nho sĩ đều có mối duyên khó lý giải với trà. Thời cổ, mỗi lần tới mùa hái trà, văn nhân thích gửi trà mới cho bạn bè ở xa, thể hiện sự thương nhớ. Khi tụ tập, trà và rượu là thức uống trợ hứng khi ngâm thơ, làm câu đối. Đời Đường, mỗi năm tới mùa xuân chọn trà, quan địa phương đều đích thân giám sát, và tổ chức tiệc trà mỗi năm một lẩn, tài tử danh sĩ sẽ tụ họp lại, trở thành một giai thoại đẹp được người đời truyền tụng. Đến đời Tống, tiệc trà thịnh hành cả nước, rất nhiều văn nhân có cùng chí hướng với nhau thường xuyên tổ chức tiệc trà, lẩn lượt mời nhau, ai cung cấp trà chất lượng kém, nước trà pha ra không ngon đểu bị phạt.
Trà là đối tượng của sáng tác, miêu tả của văn nhân từ bao đời nay, từ xưa đến nay, thơ ca, hội họa, thư pháp lấy trà làm chủ đề nhiều đến không kể hết. Trong con mắt văn nhân, trà có tính chất cao sang, hương vị lâu dài, là tượng trưng cho tình cảm tốt đẹp. Trà gửi gắm lý tưởng đạo đức của người Trung Quốc. Chính vì thế, tặng trà chính là cách thức quan trọng thể hiện tình cảm giữa các văn nhân nho sĩ với nhau, được coi là món quà cao sang.
Không những bạn bè chiến hữu nhờ vào trà để vun đắp tình cảm, mà những người xa lạ cũng vì trà mà có tiếng nói chung và thân nhau. Nhà văn nổi tiếng đời Minh là Trương Đại (1597 – 1679) thường xuyên nghe bạn bè nhắc tới, một cụ già họ Mẫn có kỹ thuật nấu trà rất điệu nghệ, ông liền đích thân tới thăm, cụ già vừa nhác thấy Trương Đại, đột nhiên nhớ tới mình quên mang gậy nên vội vã quay về, Trương Đại kiên nhẫn chờ đợi. ông cụ lấy gậy xong thấy Trương Đại vẫn ở đó liền lấy làm ngạc nhiên, Trương Đại nói rõ mục đích đến đây và nói nếu không uống được trà của ông cụ thì nhất định không về. Ông cụ nghe xong lấy làm vui mừng liền dẫn ông tới phòng trà, sau đó nhanh chóng pha trà.Trương Đại tinh thông trà đạo liền nói chính xác lai lịch của các dụng cụ uống trà, trà và nước, ông già rất vui mừng và từ đó trở thành đôi bạn vong niên của Trương Đại.
Văn nhân nho sĩ yêu trà, hiểu trà và coi trà làm thú vui như thế còn rất nhiều, nhà thơ đời Đường là Bạch Cư Dị cũng là một trong số đó. Bạch Cư Dị uống trà thành nghiện, trong thời gian làm quan ở Hàng Châu thường xuyên uống trà với các vị SƯ ở địa phương, ông viết hai mươi mấy bài thơ về trà. Nhiểu người chép lại thơ của Bạch Cư Dị, mang ra ngoài chợ đổi lấy trà, điểu này đối với một người yêu trà như Bạch Cư Dị mà nói, cũng là một việc rất ấm lòng.
THÚ VUI TRONG TRÀ QUÁN
Trà quán là nơi cung cấp cho khách thưởng thức trà, mọi người tới đây để thư giãn, nghỉ ngơi, trò truyện và cùng nhau thưởng thức những tách trà ngon. Trên thực tế sự ra đời của trà quán khá sớm, ở đời Đường đã xuất hiện và trở thành một nơi không thể thiếu. Trà quán có thể nói là hình ảnh thu nhỏ sống động của văn hóa trà Trung Quốc và đời sống thư giãn tinh thẩn của người Trung Quốc.
- Ấm tử sa dùng pha loại trà nào là tốt nhất
- Tại sao khi dưỡng ấm tử sa vô cùng chú tâm tỉ mỉ mà ấm lại không sáng bóng
Văn nhân thời xưa tụ tập hai ba người tri kỷ, hoặc đun trà bên suối đá, hoặc thưởng thức trà trong rừng trúc, ngâm thơ, ngắm gió trăng, đây là một mặt của văn hóa trà; trong dân chúng trà cũng phổ biến nhưng không có ý nghĩa như thế. Văn nhân coi việc uống trà là thưởng thức trà. Nhưng bá tánh trong cuộc sống hàng ngày lại coi trà làm thức uống giải khát. Từ cuối đời Minh trở về sau, khắp phố Bắc Kinh xuất hiện “trà bát” chính là một trong những ví dụ văn hóa phong tục uống trà, nơi uống trà chỉ bày một hai chiếc bàn lớn, mấy cái ghế con, bài trí vô cùng đơn giản, lá trà rất rẻ, khi uống dùng loại bát sứ thô. Công nhân lao động mệt nhọc hoặc lữ khách đi đường dài dừng chân trước quán trà nghỉ ngơi tránh nắng, cầm bát trà lên uống hết một hơi, dùng mu bàn tay, cổ tay áo lau nước trà còn vương trên miệng, cũng là một phong cách thú vị hào sảng khác.
Những người thích trà, ít nhiều gì trong lúc thưởng thức trà cũng sẽ cảm nhận được một tâm hồn tĩnh lặng, thuần khiết
Đời Tống là thời kỳ hưng thịnh của văn hóa trà Trung Quốc, quán trà phổ biến tới nông thôn, hầu như ngang bằng với số lượng quán rượu. Đến đời Minh, số lượng quán trà đã vượt qua quán rượu. Quán trà đời Tống thích treo tranh chữ của người nổi tiếng để trang trí, bên trong cắm nhiều hoa, còn bày giá hoa nữa, trồng đủ loại cây cỏ kỳ lạ quý hiếm để thu hút khách hàng. Sau đời Thanh, văn hóa phương Tây du nhập vào Trung Quốc, quán trà cũng có phong cách mới, xuất hiện nhiều quán trà kiểu Tây rất to và trang trí rất đẹp.
Một số quán trà mở ở ngoại ô có phong cảnh nên thơ hữu tình, khung cảnh trang nhã tĩnh lặng như dưới dàn bầu có hoa leo, vườn nho, bên hồ nước, mùa xuân dã ngoại đạp thanh hái hoa, mùa hạ tĩnh tâm tránh nắng, mùa thu ngắm lá rụng bay bay, mùa đông đạp tuyết tìm mai, bốn mùa luân phiên; khách uống trà không những có thể thưởng thức vị ngon của trà mà còn có niềm vui xa rời chốn hồng trần cuộc sống. Người hiểu trà, yêu trà kinh doanh quán trà, sẽ đem lại cho những vị khách của mình sự ấm áp khi đặt chân vào quán.
Chức năng đầu tiên của quán trà là uống trà, ngoài việc thể hiện trà nghệ ra còn không ngừng giới thiệu sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của thực khách uống trà. Mùa đông luôn phải thêm các món bổ dưỡng vào trong trà để chống lạnh cho khách, mùa hè phải thêm đồ hạ nhiệt, tránh nóng, còn bán thêm một số thức uống giải khát lạnh như chè đậu ngọt, rượu dừa, nước mơ ngâm, nước đu đủ, những thứ cho thêm vào để tẩm bổ chống lạnh hay hạ nhiệt đó cũng phải tương thích với vị trà, tránh phá hoại vị trà không thì hỏng chuyện. Những quán trà tinh tế cũng không dám cẩu thả trong việc chọn lựa dụng cụ trà, cách làm cơ bản nhất là các loại trà khác nhau thì phối với dụng cụ trà khác nhau, kĩ lưỡng hơn nữa là cung cấp cho khách một số dụng cụ uống trà không có bày bán trên thị trường, và nhất là đặt làm những dụng cụ trà, dụng cụ pha trà độc đáo để thể hiện sự hiểu biết văn hóa trà sâu rộng.
- Những ưu điểm khi sử dụng ấm tử sa
- Những dáng ấm tử sa phổ biến được nhiều người chơi ấm lựa chọn
Để tranh giành khách hàng, nhiều quán trà thường có một số hoạt động giải trí. Một hình thức xa xưa nhất còn lưu giữ cho đến bây giờ là mời nghệ nhân thuyết sách đến quán trà để bình sách. Nội dung bình sách được ưa thích nhất là câu chuyện lịch sử, truyền thuyết thần quái, chuyện tình yêu tài tử giai nhân. Người thuyết sách ăn nói phải giỏi, câu chuyện được kể phải sinh động như thật, hấp dẫn. Một cuốn sách hay có thể kể hai ba tháng, người kể chuyện luôn dừng lại ở những đoạn người nghe đang mong ngóng nhất, thu hút người nghe ngày mai lại tới nghe câu chuyện xảy ra thế nào, rất nhiều trà khách đã trở thành thính giả trung thành như thế đấy, thường xuyên tới quán. Dần dần nó tạo thành phong tục và thú vui khi uống trà.
Trước đây khách đến uống trà nghe thuyết sách phải trả “tiền sách” cho người bình sách, bây giờ thường được tính vào tiền trà nước, nhưng nghĩ tới việc đến những quán trà cao cấp có môi trường yên tĩnh trong lành thưởng thức trà và bình sách thế này thì khoản tiền đó cũng không hề cao.
Bình sách có ảnh hưởng lớn đến tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc, có một dạng “văn học giải nghĩa” được sinh ra từ đây. Không thể coi nhẹ cống hiến của quán trà với hí kịch Trung Quốc, thậm chí có người nói: “Hí kịch là một môn nghệ thuật được chảy ra từ nước trà”. Quán trà không những là nơi cho những người bình sách thuyết sách, kể chuyện, mà còn là sân khấu diễn kịch. Cuối thế kỷ XIX, “Trà lầu Quảng Hòa” ở Bắc Kinh, “Đan Quế trà viên“, “Thiên Tiên trà viên” ở Thượng Hải đều là những nơi biểu diễn kinh kịch nổi tiếng, thù lao diễn kịch do quán trà tạm ứng trước, người nghe vào cửa không cần vé, chỉ cần trả tiền trà. Đạo cụ trong hí kịch còn có một loại trang phục gọi là “trà y”. Tức là được lấy từ cách ăn mặc quần áo của nhân viên trong quán trà, đặc điểm là áo ngắn vải bố xanh, cổ rộng, vạt áo, nửa thân, sau này trở thành quần áo chuyên dụng để đóng các vai nhân viên trong các quán trong hí kịch.
Quán trà không phải lúc nào cũng ổn ào, có “thanh trà quán” với sự đơn giản, yên tĩnh là điểm đặc sắc, vì thế rất nhiều người coi quán trà là nơi bàn chuyện hợp tác, công việc. Một số nơi ở Tứ Xuyên còn có phong tục “trà giảng hòa”, nếu xảy ra chuyện xích mích về nhà cửa, đất đai, hôn nhân, bá tánh cho rằng lên quan phủ trình bày quá phiến phức, nên luôn mời người có đức cao vọng trọng đến điều giải, đây chính là “ăn trà giảng hòa“. Khi “ăn trà giảng hòa” hai bên có chuyện sẽ mời người hòa giải có chủ kiến, uy tín, sau khi cùng vào quán trà thì hai bên sẽ làm lễ rót trà cho tất cả trà khách, sau đó trình bày yêu cầu và lập trường của hai bên, sau khi hai bên trình bày xong, người hòa giải sẽ dựa theo lời trần thuật của hai bên để phán xét. Thường thì một khi quyết định được đưa ra, hai bên phải tuân thủ vô điều kiện, bên đuối lý sẽ phải chịu tiền trà hòa giải lần này, giống như trả tiền tố tụng. “Ăn trà giảng hòa” là một phương pháp hòa giải tranh chấp trong dân gian, nhưng có lúc hòa giải thất bại, mâu thuẫn hai bên không được giải quyết, ngược lại còn ác liệt hơn, khiến sự việc càng to chuyện hơn, do đó đầu thế kỷ XX, nhiều quán trà đều bị quan phủ dán dòng chữ “nghiêm cấm hình thức trà giảng hòa”, trở thành một hiện tượng quán trà trong thời kỳ lịch sử nhất định.
Quán trà không những là nơi quan trọng để giao tiếp, tìm hiểu mà còn có một dịch vụ phục vụ đặc biệt, là dâng trà lễ giúp khách, đây chính là thú vui khi uống trà. Trung Quốc thời xưa cho dù chuyện hiếu hỉ, ma chay, cưới hỏi đều có thói quen tặng trà, nhưng nhiều người do công việc bận rộn có thể bỏ qua thời cơ tặng trà mà thất lễ với bạn bè, người quen, có một số trà quán hiểu được nỗi khổ của khách nên đã thay khách, mỗi khi tới ngày lễ tết hoặc ngày vui mừng tiệc tùng thì đều tặng trà tới nhà mà khách chỉ định, thay khách thể hiện lời chúc mừng hoặc thăm hỏi, góp phần trong việc tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp.
Quán trà cung cấp cho khách nhiều món ăn vặt truyền thống có từ lâu đời, nhiều người khi bận rộn thường đến quán trà ăn điểm tâm và uống trà, thức ăn của quán trà rất nhiều, có đậu phụ khô, bánh nướng giòn, nem, màn thầu đường, hoành thánh, tiện lợi nhanh chóng.
Trà quán là một xã hội thu nhỏ, cũng là nơi con người trao đổi mọi thông tin. Trung Quốc có một vở kịch nổi tiếng cũng lấy bối cảnh, chủ đề về trà quán, kể về sự hưng thịnh và suy vong trong suốt gần nửa thế kỷ từ 1898 đến 1945 của trà quán. “Trà quán” là vở kịch do Lão Xá (1899 – 1966) sáng tác vào năm 1956.
Cả vở kịch có hơn 70 nhân vật bao gồm chủ quán, phục vụ, thái giám, người mai mối, nhà tư bản, nghệ nhân bình sách, ông coi tướng, lính đảo ngũ, kẻ đánh thuê giang hồ…, cơ bản là bao hàm tất cả các tầng lớp của xã hội. Tác phẩm này chia làm ba màn, xảy ra ở ba thời đại khác nhau, trong vở kịch không có những cảnh lịch sử hùng tráng, chỉ là dùng cách kể lại những cảnh ngộ của các nhân vật khác nhau ghé qua quán trà, để phản ánh những đổi thay của một giai đoạn trong lịch sử xã hội Trung Quốc. Cảnh trong vở kịch chỉ giới hạn ở trong quán trà, quán trà khi đó có thể mua được món điểm tâm như “mì thịt băm”; quán trà không những là nơi uống trà, mà còn là không gian công cộng để dân chúng giao lưu với nhau. Khách uống trà có thể tự mang lá trà tới; khách quen có thể nợ tiền; người bình sách và quán trà cùng dựa vào nhau để sinh tồn như một tấm gương, nhân tình thế thái, tâm tư tình cảm cũng thể hiện rõ trong tấm gương này.
Ở xã hội Trung Quốc ngày nay, quán trà dù không nhiều hơn quán rượu như thời nhà Thanh, nhưng quán trà đối với người Trung Quốc lại như quán cà phê với người phương Tây, là nơi nghỉ ngơi thư giãn được mọi người ưa thích, là nơi để diễn ra các mối quan hệ xã giao, văn hóa trà quán cũng hòa nhập vào làn sóng văn hóa tiêu dùng cũng là thú vui mỗi khi thưởng thức trà.
Đi trên những con phố ở Trung Quốc, càng ngày càng có nhiều quán trà mang phong cách riêng rất cá tính xuất hiện trong tầm mắt mọi người, những quán trà này đều xây theo mô hình các vườn cảnh vùng Giang Nam bài trí có chiếc cầu nhỏ với dòng nước chảy, đình đài lầu các, đường hoa khúc khuỷu, cửa vòm và hành lang quanh co theo kiểu vườn cảnh Trung Quốc; hoặc trang trí thành một góc nông thôn yên tĩnh xa rời phố thị ồn ào; hoặc thiết kế trang trí hiện đại theo phong cách phương Tây, đi trước thời đại phong cách mới mẻ. Bước vào quán trà với những phong cách độc lạ khác nhau, bên tai vang lên tiếng nhạc du dương nhẹ nhàng, ngửi mùi hương trà nhè nhẹ thoang thoảng, hoặc trò chuyện tâm sự với đôi ba người bạn thân, hoặc một mình ngồi yên tĩnh nhâm nhi trà, tận hưởng sự yên tĩnh và đầy ý thơ.
So với việc thưởng trà, mấy năm gần đây cà phê lọt vào danh sách tiêu dùng trong cuộc sống thành thị Trung Quốc, nhưng do loại cà phê “hòa tan” tiến vào thị trường Trung Quốc quá sớm và chưa kịp để người dân Trung Quốc hiểu về các loại cà phê khác nhau, phân biệt được nơi sản xuất khác nhau. Cũng chính vì vậy cà phê sản xuất ở vùng Vân Nam và Hải Nam Trung Quốc cũng chưa được thị trường nội địa đón nhận. Cho dù có một bộ phận nhỏ người thành phố ở Trung Quốc nhất định phải uống cà phê vào buổi sáng, nhưng sự phổ cập của cà phê cũng chỉ dừng lại ở mức như một nhu cầu tiêu dùng thời thượng. Ở thành phố, giới công sở coi việc uống cà phê như một hình thức giao tiếp, hẹn bạn bè uống cà phê ở tiệm cà phê, gọi một ly cà phê trò chuyện đôi chút với nhau, văn hóa cà phê đang dần dần trở thành một nét văn hóa thịnh hành ở các thành phố Trung Quốc.
Trà Cụ (st)