Mục lục:
Ấm đại hồng bào – nhận định phân biệt như thế nào?
Theo sự phân tích của khao học hiện đại, kết cấu phân tử của tử nê có những điểm không giống với các loại nê khác, chính là cùng thuộc tử sa nhưng vẫn có những điểm khác biệt. Chu nê, đại hồng bào, hắc lục nê, hồng nê, giáng ba nê đều là những nguyên liệu được sử dụng làm ấm tử sa.
- Ấm tử sa
Ấm đại hồng ào cho màu sắc tươi sáng, bóng bẩy
Màu sắc ấm tử sa thành phẩm biến hóa khôn lường, nó phụ thuộc vào loại đất tử sa được sử dụng để làm ấm mà quyết định. Đồng thời tùy vào từng loại đất tử sa trong những nhiệt độ khác nhau sau khi nung thành cũng cho màu sắc khác nhau rõ rệt. Chu nê và đại hồng bào sau khi nung thành thì cho thành phẩm ấm tử sa đều có màu sắc thanh nhẹ. dưới đây là nhận dạng phân biệt như thế nào với ấm đại hồng bào.
- Dáng ấm tử sa phổ biến
Quặng thô chu nê có màu vàng
Để phân biệt được đâu là chất đất đại hồng bào thì quý khách có thể dựa vào một số đặc điểm sau:
1. Dựa vào màu sắc để phân biệt: Đại hồng bào cũng có thể quy về chu nê tử sa , nguyên liệu ấm chu nê màu sắc vàng, sau khi nung thành thì màu đỏ. trong khi đó Đại hồng bào tự nhiên cũng đã màu đỏ, sau khi nung thành thì màu đỏ so với chu nê lại càng nhuận sắc rực rỡ hơn. Ấm chu nê có tên “nê trung quý tộc”, mặt khác đại hồng bào càng là cực phẩm trong chu nê, rất khó để sở hữu.
Quặng thô đại hồng bào có màu đỏ
2. Dựa trên tính đặc thù để phân biệt: độ thanh khiết của ấm tử sa đại hồng bào tương đối cao, mặt cắt rắn chắc, cho cảm giác trầm, ổn trọng. khi nắp ấm va chạm với thân ấm thì phát ra âm thanh kim khí, dùng ngón tay gõ lên thân, cũng nghe thấy âm thanh lanh lảnh, âm có cộng hưởng.
3. Từ chất liệu mà phân biệt, nhận định: Chất bùn đại hồng bào bên trong có chứa 1 ít các hạt tinh thể nguyên khoáng, khi dội nước ấm lên thân ấm tử sa các bạn sẽ thấy màu sắc trên ấm có sự biến đổi khá lớn, hiện ra màu đỏ kèm thêm chút sắc tím. Bình thường khi dưỡng ấm tử sa bạn sẽ thấy được vẻ đẹp “bao tương” bên ngoài ấm, màu sắc ôn nhuận diễm lệ.
Cách phân biệt ấm đại hồng bào
4. Dựa trên yếu tố nơi sản xuất để nhận định: Nơi sản xuất đại hồng bào mà tương đối nổi tiếng đó chính là Đinh Sơn Triệu Trang sơn, đá nham thạch hoàng. (Ðá nham, một chất lẫn cả đá cát để làm thành vỏ đất bọc quả địa cầu. Do khí nóng của đất mà thành gọi là hỏa thành nham, do gió thổi nuớc chảy mòn gọi là thủy thành nham .Tục dùng nhý chữ nham.) ở đây chất nê rực rỡ, khí chất thanh tao, khiến cho người sở hữu mang ý niệm về vận may rực rỡ, các sản phẩm khác không thể so bì.
5. Dựa vào tính chất của bùn mà nhận định: Trong đất đại hồng bào có hàm chứa lượng cát rất thấp, chất bùn mềm mại yêu kiều, tạo nên độ khó khi tạo hình tương đối cao, độ trương lực thấp, độ co rút so với các hệ tử sa khác cao gấp 3 lần. Vì vậy khi chế tác ấm với nguyên liệu đại hồng bào sẽ rất khó tạo hình, sau khi nung có độ tỉ mỉ cao. Có thể gọi là cực phẩm trong các chất nê.
6. Dựa vào phương diện chế tác để nhận định: Khi chế tác ấm đại hồng bào, rất dễ bị nhăn, vỡ nứt, biến dạng, nhiệt độ lò nung cũng phải chú ý, nếu cao có thể bị nổ bong bóng, thành phẩm tỷ lệ thành công thấp.